Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Giá gỗ lót sàn nhà theo 1m2 & Cách tiết kiệm chi phí thi công

Ván sàn là vật liệu trang trí nội thất vừa bền lại đem đến tính thẩm mỹ cao, hiện đại cho không gian. Bởi vậy không ít gia đình có nhu cầu lắp đặt ván gỗ cho nhà ở. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người băn khoăn không biết giá gỗ lót sàn nhà bao nhiêu 1m2? Chi phí vật tư, nhân công, phụ kiện,… như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin tới bạn đọc, cùng theo dõi nhé!

lót sàn gỗ giá bao nhiêu

Dự toán được chi phí ốp sàn chính xác sẽ mang lại chất lượng lâu dài và giúp tiết kiệm chi phí

Giá lót sàn gỗ gồm những chi phí nào?

Tính toán chí phi, lên ngân sách đầu tư cũng là một tiêu chí cần lưu ý trong việc lựa chọn sàn gỗ. Ngoài giá vật tư, chi phí hoàn thiện công trình sẽ bao gồm các loại chi phí như sau:

Chi phí vật tư sàn gỗ

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu ván sàn được bày bán, hàng trung cấp có, phổ thông có, cao cấp cũng có. Tuy nhiên, tùy vào chất lượng mà mỗi dòng sẽ có một mức giá gỗ lót sàn khác nhau. Giá vật tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xét về xuất xứ, tính năng sản phẩm, độ dày, chất lượng và quy cách tấm gỗ.

Loại sàn 12mm sẽ có giá cao hơn dòng 8mm. Loại nhập khẩu chính hãng cũng có giá cao hơn nội địa hoặc không rõ nguồn gốc. Bạn nên tham khảo các dòng hàng đến từ các quốc gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ván gỗ như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hay các nước Châu Âu.

Để cập nhật được giá chính xác, bạn nên tham khảo các cơ sở, đơn vị uy tín, có hệ thống phân phối trên toàn quốc, sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng cũng như không mất khoản chi phí không xứng đáng.

Giá gỗ lót sàn

Vật tư chất lượng giá gỗ lót sàn sẽ cao nhưng đảm bảo giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ ván sàn

Dưới đây là bảng giá gỗ lát sàn cửa các thương hiệu đang được phân phối tại Tư Vấn Sàn Gỗ, mời các bạn tham khảo:

Phân loại Thương hiệu Giá 1m2
Sàn gỗ tự nhiên ghép thanh Ekogreen Từ 1.550.000đ đến 2.280.000đ
Sàn gỗ công nghiệp Hillman Từ 445.000đ
Lamton Từ 275.000đ đến 565.000đ
Artfloor Từ 385.000đ đến 455.000đ
Floorpan Từ 415.000đ đến 595.000đ
Dongwha Từ 365.000đ đến 485.000đ
Sàn nhựa vân gỗ Amazfloor 370.000đ
Dongwha 285.000đ
Sàn ngoài trời Skywood Từ 306.000đ đến 521.000đ (M dài)

Chi phí phụ kiện

Phụ kiện sàn gỗ được xem là bộ vật liệu không thể thiếu trong các công trình lót sàn. Những phụ kiện gần như là bắt buộc như xốp bảo vệ sàn, nẹp, len, … Đây là những phụ kiện rất cần thiết để mang lại công trình hoàn thiện, đảm bảo chất lượng trong suốt vòng đời sản phẩm. Giá của các loại này khá mềm, chỉ trong khoảng từ 40.00060.000 đồng/ m2 hoặc mét dài tùy mỗi loại. Bạn có thể tham khảo thêm trên các trang web uy tín. Giá được niêm yết minh bạch trên toàn quốc.

Chi phí phụ kiện sàn gỗ

Phụ kiện là vật liệu hỗ trợ mang lại điểm nhấn cho không gian ốp lát

Chi phí nhân công

Đây là chi phí có sự chênh lệch khá rõ ràng tại thị trường Việt Nam hiện nay. Có những đơn vị lấy giá thi công rất rẻ, nhưng cũng có những cơ sở lại lấy giá rất cao. Tuy nhiên, để có thể nhận định chính xác giá thi công như thế nào là hợp lý còn tùy thuộc vào sự uy tín, tay nghề của đội thợ.

Khuyên bạn nên chọn những đơn vị có hệ thống cửa hàng trên toàn quốc. Những nơi cung cấp trọn gói giải pháp ốp lát chuyên nghiệp, có chính sách bảo hành sản phẩm, kỹ thuật rõ ràng. Sẽ giúp bạn an tâm hơn trong việc đo lường giá thi công hợp lý.

Hiện nay, giá lót sàn gỗ sẽ giao động trong khoảng từ 30.00050.000 đồng/ m2. Tùy vào dòng sàn bạn chọn sẽ có mức giá chênh lệch không đáng kể. Công trình càng phức tạp thì phí thi công càng cao. Ví dụ như ốp sàn xương cá sẽ cao hơn sàn công nghiệp. Sàn tự nhiên cũng cao hơn sàn công nghiệp.

Chi phí nhân công lót sàn

Bạn nên tìm đến đơn vị có đội ngũ thi công chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản

Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển sẽ phụ thuộc vào bán kính công trình của bạn so với vị trí đơn vị cung cấp vật tư. Tùy theo quy định của từng đơn vị mà chi phí vận chuyển cũng không giống nhau. Thông thường, mức phí vận chuyển sẽ áp dụng theo phí của các hãng chuyên nhận ship. Do đó, bạn không phải lo lắng về khoản phí này. Vì luôn được minh bạch theo giá chung của các hãng nhận vận chuyển.

Các chi phí phát sinh khác

Một số chi phí phát sinh trong quá trình thi công như vận chuyển đồ đạc, tháo gỡ sàn cũ, cắt bào chân cửa, … Phí này tùy thuộc vào số lượng và khối lượng đồ trong nhà của bạn ít hay nhiều, có cồng kềnh hay không, … Thông thường, phí giao động trong khoảng từ 300.000 trở lên trên một công trình.

>> Tham khảo: 4 Mẹo giúp bạn chọn màu sàn gỗ phù hợp nhất

Chi phí lót sàn gỗ có đắt không?

Chất lượng cuộc sống hiện đại ngày càng được nâng cấp, nhiều người dùng có nhu cầu decor nhà cửa bằng ván gỗ để không chỉ đem đến sự tiện nghi mà còn giúp không gian thêm phần sang trọng và ấn tượng. Cũng chính bởi vậy, không ít người có thắc mắc không biết lót sàn gỗ giá bao nhiêu, có đắt không?

Thực tế tùy vào chất lượng ván sàn, kinh nghiệm thi công mà mức chi phí lắp đặt cũng khác nhau. Thông thường, chi phí lắp sàn gỗ tự nhiên sẽ cao hơn các loại sàn công nghiệp hay sàn nhựa. Để biết chính xác giá lót sàn trên thị trường, cùng tham khảo ở phần báo giá dưới đây.

Lót sàn gỗ có đắt không

Sàn gỗ nhập khẩu có giá cao hơn sàn nội địa bởi chất lượng vượt trội hơn rất nhiều

Báo giá chi phí lót sàn gỗ trọn gói trả lời thắc mắc lót sàn gỗ giá bao nhiêu?

Loại sản phẩm Độ dày Giá vật tư sàn/m2 Giá nhân công/m2 Phụ kiện phào chân tường Phụ kiện xốp lót sàn Tổng
Sàn gỗ tự nhiên 13,5mm 1.700.000đ/2 100.000đ/m2 45.000đ/m dài 50.000đ/m2 1.895.000đ/m2
Sàn gỗ công nghiệp 8mm 445.000đ/2 30.000đ/m2 45.000đ/m dài 50.000đ/m2 570.000đ/m2
Sàn gỗ công nghiệp 12mm 595.000đ/m2 30.000đ/m2 45.000đ/m dài 50.000đ/m2 720.000đ/m2
Sàn nhựa giả gỗ 4mm 370.000đ/m2 30.000đ/m2 45.000đ/m dài 50.000đ/m2 495.000đ/m2

Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo. Giá vật tư hay phụ kiện sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và thời gian. Do đó, để có thể cập nhật chính xác giá các loại, bạn có thể tham khảo trên website chính thống của những công ty uy tín. Những đơn vị mà giá được niêm yết minh bạch trên toàn quốc sẽ giúp bạn an tâm hơn về vấn đề chi phí.

Cách giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí thi công sàn gỗ

Lựa chọn vật liệu ốp sàn sao cho phù hợp với nhà ở, công trình của mình là điều không đơn giản mà vấn đề làm sao để giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí thi công còn là điều cần thiết hơn. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia trong ngành giúp gia chủ tiết kiệm chi phí cách tốt nhất.

Chọn mua sàn gỗ giảm giá

Đây là cách tốt nhất để gia chủ có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Nếu ngôi nhà, công trình của bạn không đòi hỏi về yếu tố xu hướng màu sắc, thiết kế đặc biệt, tính nghệ thuật cao thì người dùng có thể lựa chọn kênh Outlet để tìm mua cho mình những dòng hàng mà nhà bán giảm giá. Điều lưu ý quan trọng nếu khách hàng chọn mua hàng giảm giá là nên chọn những đơn vị phân phối vật liệu có hệ thống toàn quốc, thông tin minh bạch, có độ tin cậy cao trên thị trường để an tâm hơn về chất lượng cũng như chính sách bảo hành (nếu có).

Lựa chọn loại sàn phù hợp

Đây là yếu tố liên quan đến kết cấu tại khu vực chuẩn bị ốp ván sàn. Mỗi khu vực sẽ có đặc điểm phù hợp với các loại sàn khác nhau. Công trình nội thất, nhà ở và ngoại thất chắc chắn buộc người dùng phải lựa chọn dòng sàn hoàn toàn riêng biệt. Hoặc khu vực nhà bếp sẽ cần loại sàn khác với khu vực phòng khách, phòng ngủ. Do đó, gia chủ cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến của những người trong lĩnh vực để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, mã hàng sao cho phù hợp với công trình của mình.

Tự thi công lắp đặt

Trong trường hợp gia đình và bản thân gia chủ có kinh nghiệm trong hạng mục thi công lắp đặt ván sàn thì có thể mua vật liệu về và tự mình lắp đặt. Nếu lắp ở những vị trí nội thất đơn giản như phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ, … với không gian liền mạch, ít gấp khúc thì người dùng vẫn có thể xem hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất và tiến hành thi công cho công trình của mình mà vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng. Tự thi công sẽ giảm một phần chi phí không nhỏ cho hạng mục ốp sàn gỗ.

Tính toán hạn chế hao hụt

Đây là một trong những vấn đề khiến người dùng phải quyết định tìm đến đơn vị thi công để lắp đặt ván sàn. Vì thực tế, việc tính chi phí hao hụt cho khu vực ốp sàn không hề đơn giản. Mỗi vị trí sẽ có cách tính hao hụt vật tư khác nhau. Do đó, nếu gia chủ am hiểu về lĩnh vực ván sàn, có thể tính toán hao hụt chuẩn xác thì sẽ giúp hạn chế chi phí phần nào cho công trình của mình mà không cần đến đội thợ thi công chuyên nghiệp.

Hạn chế phát sinh

Chi phí phát sinh thường bao gồm phí vận chuyển, phí khiêng vác, phí mua phụ kiện và một số chi phí bồi dưỡng liên quan đến quá trình hoàn thiện công trình. Do đó, nếu gia chủ biết cách tính toán, giảm tối đa những chi phí này sẽ bớt đi đáng kể kinh phí cho hạng mục ốp sàn. Người dùng có thể chọn phương án khoán hẳn toàn bộ công trình cho đội thợ thi công hoặc liệt kê, thỏa thuận rõ ràng từ ban đầu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chi phí.

Nói không với sàn giá rẻ

Đây là vấn đề mà rất nhiều khách hàng mắc phải khi tin vào những nhà bán quảng cáo khoa trương. Bởi chắc chắn rằng, không có một sản phẩm nào chất lượng đạt chuẩn quốc tế mà giá lại rẻ không tưởng. Người dùng nên sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm từ ban đầu. Chất lượng và giá thành luôn tỉ lệ thuận với nhau. Hàng tốt thì giá sẽ cao, người dùng chỉ nên tin chọn khi thương hiệu, dòng hàng đó có chương trình giảm giá. Nghĩa là khách hàng chờ đến dịp sale trong năm để săn hàng giá rẻ, và nhất định không nên chọn hàng giá rẻ trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì nếu mua về sử dụng, chi phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng sau này còn gấp nhiều lần so với chi phí bỏ ra từ ban đầu.

>> Tham khảo: Lắp đặt sàn gỗ theo hướng nào mới đúng?

Đơn vị nào thi công sàn gỗ uy tín nhất hiện nay?

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công ván sàn tràn lan trên toàn quốc. Và đó cũng là vấn đề khiến nhiều khách hàng phải lo lắng và hoang mang. Vì càng nhiều đơn vị thì càng khó lựa chọn.

Tuy nhiên, bạn chỉ cần lưu ý một điều rằng, lựa chọn đơn vị càng minh bạch về địa chỉ hệ thống, thông tin sản phẩm, chính sách bảo hành, giá bán được niêm yết công khai, cung cấp đội thợ thi công chuyên nghiệp và có bảo hành kỹ thuật. Chỉ cần lựa chọn đơn vị đảm bảo các tiêu chí trên sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm về việc lựa chọn của mình. Floordi là đơn vị bạn có thể tham khảo.

Tìm đơn vị cung cấp sàn gỗ có bảo hành

Tìm đến đơn vị cung cấp trọn gói giúp bạn an tâm trong chế độ bảo hành

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã nắm được chi phí lắp sàn gỗ công nghiệp, sàn tự nhiên cho nhà ở. Để được tư vấn lót sàn gỗ giá bao nhiêu, cần khảo sát công trình chi tiết trước khi lắp đặt, khách hàng có thể liên hệ với Tư Vấn Sàn Gỗ theo hotline 24/7 0931 833 833. Chúc bạn đọc lựa chọn được vật liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình.



source https://tuvansango.com/go-lot-san-nha

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF & Plywood

Hiện nay, trên thị trường vật liệu xây dựng xét về lĩnh vực gỗ có khá nhiều loại gỗ công nghiệp được sử dụng trong ngành nội thất. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có ưu điểm và tính năng khác nhau, không thể lựa chọn theo sở thích vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Thực tế, trên 60% khách hàng Việt Nam còn rất mơ hồ về vấn đề này, chưa thể phân biệt được. Vậy nên sử dụng loại gỗ nào và bề mặt nào? Tư Vấn Sàn Gỗ sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Nên chọn cốt gỗ và loại bề mặt nào trong công trình nội thất?

Nên chọn cốt gỗ và loại bề mặt nào trong công trình nội thất?

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ. Phần cốt gỗ sẽ chia ra thành 4 loại phổ biến là ván gỗ MFC, MDF, HDF và Plywood. Phần bề mặt thì có 4 kiểu bề mặt thông dụng như Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic. Mỗi loại cốt gỗ và bề mặt đều có những ưu điểm, hạn chế cũng như tính ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực vật liệu gỗ nội thất thì người dùng chỉ nên quan tâm về những loại vừa đề cập. Đây là những loại đã được các chuyên gia trong ngành nhận định và đánh giá cao trong thiết kế và thi công nội thất đa chức năng.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ

Gỗ công nghiệp là loại gỗ gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp khá đang dạng và phong phú về chủng loại. Do đó, các chuyên gia trong ngành đã đưa ra 4 loại để khách hàng và những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực gỗ nắm rõ và biết cách phân biệt sao cho đúng để dễ dàng hơn trong việc tư vấn và ứng dụng.

Ván gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)

Đây là dòng ván chống thấm nước kém nhất trong các loại cốt gỗ hiện nay. Lõi ván được lấy từ các loại cây có tuổi thọ ngắn ngày như bạch đàn, cao su, cây keo, … nén ép lại và sau đó được phủ lớp Melamine trên bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công. Hạn chế lớn nhất của dòng ván này là cốt gỗ không mịn vì có nhiều dăm gỗ, có nhiều lổ rỗng li ti, chống ẩm kém. Dòng ván này chỉ phù hợp làm đồ nội thất gia đình, lớp học hoặc tủ bàn văn phòng.

Ván gỗ MFC là dòng ván chống thấm nước khá kém

Ván gỗ MFC là dòng ván chống thấm nước khá kém

Ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Đây là cốt gỗ có mật độ sợi gỗ trung bình, các sợi gỗ được liên kết với nhau bằng chất kết dính kết hợp với một số chất phụ gia ép lại. MDF có tỷ trọng cốt gỗ cao hơn MFC. Bề mặt có phần mịn, ít lổ rỗng và có độ liên kết, chống thấm tốt hơn. Quy trình sản xuất ván MDF có hai loại là quy trình khô và quy trình ướt nhằm tạo ra lõi MDF có chất lượng khác nhau. MDF thường, mật độ sợi gỗ ở mức trung bình đa phần ứng dụng trong các đồ dụng nội thất như bàn ghế, các loại tủ, giường, … Còn MDF cao cấp lõi xanh thường được sử dụng ở những nơi có khả năng chịu độ ẩm và dễ tiếp xúc với nước như khu vực tủ bếp, vách ngăn tolet, … Loại này cho khả năng chống cháy tốt nên thường được ưu tiên sử dụng cho những vật dụng của các công trình công cộng nhiều hơn như văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện, …

Ván gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Đây là cốt gỗ có mật gộ sợi gỗ cao nhất trong các loại, được cấu tạo từ hơn 85% là gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất kết dính, chất bảo vệ gỗ và phụ gia lành tính. Cốt gỗ HDF có bề mặt mịn, nhẵn, không sần sùi, rất ít hoặc gần như là không có những lổ rỗng li ti trên bề mặt cốt gỗ. HDF có độ nén tỷ trọng Density khá cao từ 850 – 950kg/m3 đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Dòng ván này có độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn. Thường sử dụng chủ yếu để làm sàn gỗ hoặc những đồ nội thất cao cấp, yêu cầu độ bền cao. Đây là dòng ván gỗ có mức giá cao hơn hẳn so với MDF và MFC.

HDF là cốt gỗ cao cấp nhất đảm bảo khả năng chịu lực và sở hữu độ bền cao

HDF là cốt gỗ cao cấp nhất đảm bảo khả năng chịu lực và sở hữu độ bền cao

Ván gỗ ép Plywood

Đây là loại ván được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo chiều thớ vân cũa mỗi lớp. Để đánh giá chất lượng của dòng ván ép này còn tùy thuộc vào nguyên liệu gỗ sử dụng và công nghệ sản xuất. Đối với dòng Plywood đảm bảo chất lượng sẽ có tính dẻo dai, chống thấm khá ổn, không cong vênh. Đối với những loại nhập khẩu còn cho khả năng chống nước tốt hơn nhiều lần so với MDF và MFC. Tuy nhiên, Plywood không thể so sánh chất lượng với HDF được. HDF tốt và cứng chắc hơn, cũng như 2 loại sẽ có công dụng khác nhau. Plywood thường dùng cho các hạng mục nội thất như bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo, giường, vách ngăn, … Nhìn chung, loại này tuy có sự dẻo dai, chịu lực nhất định nhưng cũng chỉ khuyên dùng ở những khu vực có độ ổn định cao về độ ẩm và tần suất chịu lực.

Loại gỗ công nghiệp nào nên dùng cho nội thất nhà ở?

Để có thể trả lời cho câu hỏi này cách chính xác thì người dùng nên xét đến mục đích sử dụng. Ở mỗi loại sẽ có tính năng và ứng dụng khác nhau. Để xét về chất lượng cách khách quan, thì HDF sở hữu chất lượng và độ bền cao nhất, sau đó mới đến Plywood, MDF rồi cuối cùng là MFC. Nếu khách hàng cần chọn vật liệu để ốp lát nền nhà, công trình thì nên chọn dòng sàn gỗ có cốt gỗ HDF với độ nén tỷ trọng Density từ 850kg/m3 trở lên. Còn nếu giá chủ muốn chọn loại ván để làm đồ nội thất thì vẫn khuyên tốt nhất là chọn MDF hoặc Plywood. Vì MFC mật độ sợi gỗ khá thấp rất dễ gây hư hỏng nếu tiếp xúc với độ ẩm và nước thường xuyên.

Nếu chọn vật liệu để ốp lát nền nhà, công trình thì nên chọn dòng sàn có cốt gỗ HDF

Nếu chọn vật liệu để ốp lát nền nhà, công trình thì nên chọn dòng sàn có cốt gỗ HDF

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng

Bề mặt không chỉ giữ vai trò tạo độ thẩm mỹ cho cốt gỗ mà còn có chức năng bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng. Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền nhất định, các nhà sản xuất sẽ phủ lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn. Hiện nay, có 4 loại bề mặt được ưa chuộng và sử dụng phổ biến đó là:

Bề mặt Melamine

Có độ dày rất mỏng chỉ từ 0.4 – 1 rem được phủ lên cốt gỗ MDF hoặc MFC. Sau khi hoàn thiện, cốt gỗ đã phủ lớp bề mặt Melamine sẽ có độ dày trung bình từ 18 – 25mm. Kích thước phổ thông của loại bề mặt này là 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm. Điểm nổi bật ở loại bề mặt Melamine là đa dạng màu sắc từ sáng, trung tính đến tối. Người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mình. Melamine còn có khả năng chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh. Tuy nhiên, khả năng chống nước rất kém nên chỉ thường được ứng dụng trong các đồ dụng nội thất đặt ở những vị trí khô ráo.

Bề mặt Laminate

Đây là loại bề mặt tổng hợp, có độ dày cao hơn rất nhiều so với Melamine. Độ dày trung bình của loại bề mặt này trung bình từ 0.5 – 1mm tùy vào từng loại. Do đó, các chuyên gia trong ngành mách bạn một mẹo để phân biệt 2 loại bề mặt Melamine và Laminate là thông qua độ dày, chính xác gần như 100%. Tuy nhiên, ở một số dòng phổ thông, bề mặt loại Laminate vẫn chỉ có độ dày khá mỏng là 0.7 – 0.8mm. Đây là loại bề mặt thường được dùng để phủ lên cốt gỗ HDF, MDF hoặc ván dán Okal. Điểm đặc biệt ở kiểu bề mặt này là có khả năng uốn cong rất tốt, nên thường được áp dụng theo công nghệ postforming để làm các loại mặt bàn, mặt ghế, hộc, tủ có nhiều đường gập cong. Laminate được sử dụng phủ lên bề mặt sàn gỗ, ốp tường, làm tủ bếp và các đồ trong gia đình. Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội và bền hơn MFC vì có độ dày cao hơn, hệ màu của Laminate cũng đa dạng hơn so với bề mặt Melamine của cốt gỗ MFC.

Laminate thường được các nhà sản xuất dùng để phủ bề mặt sàn gỗ

Laminate thường được các nhà sản xuất dùng để phủ bề mặt sàn gỗ

Bề mặt phủ Veneer

Đây là kiểu bề mặt được làm từ veneer lạng, có độ dày khoảng 0.5mm. Loại bề mặt này thường được dùng để phủ lên cốt gỗ MDF, ván dăm, ván dán hoặc Finger. Sau khi hoàn thành tạo lớp phủ lên bề mặt ván gỗ, nhà sản xuất sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật dụng nội thất như tủ, giường, bàn, tấm ốp tường, vách ngăn, … Ưu điểm của loại bề mặt này là dễ thi công, chi phí thấp hơn so với các loại khác và có thể tạo ra những đường cong theo thiết kế của nhà sản xuất. Khi lựa chọn dòng ván bề mặt Veneer cần lưu ý chọn loại có cốt gỗ dán phủ. Vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ hạn chế trương nở hơn cốt bằng MDF hay Okal.

Bề mặt phủ Acrylic

Có tên tiếng anh là Hi Gloss Acrylic. Đây là loại bề mặt được cấu thành từ nhóm nguyên liệu làm từ nhựa dẻo có gốc axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, có đặc điểm dễ nhận biết là bề mặt khá bóng, sáng và nhẵn. Màu sắc của loại bề mặt Acrylic rất phong phú, đa dạng với hơn 36 mã màu từ màu trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng. Đặc biệt chiều dài có thể lên tới 2.8m ở một số loại, rất phù hợp cho sản phẩm nội thất nào có khổ lớn. Do được sản xuất dưới dạng đùn nhựa ra thành tấm nên Acrylic có tính dẻo dai, ổn định về màu sắc, không bay màu. Acrylic còn được giới kiến trúc đặc biệt ưa chuộng bởi nó dễ gia công, bền và nhẹ. Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao và có thể chống tia cực tím.

Bề mặt Acrylic được giới kiến trúc đặc biệt ưa chuộng bởi nó dễ gia công, bền và nhẹ

Bề mặt Acrylic được giới kiến trúc đặc biệt ưa chuộng bởi nó dễ gia công, bền và nhẹ

Nên chọn loại bề mặt gỗ công nghiệp nào tốt nhất?

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào nhu cầu và tính ứng dụng của người sử dụng. Nếu người dùng cần tìm đến loại vật liệu sàn gỗ để ốp lát thì nên lựa chọn bề mặt Laminate. Còn nếu gia chủ muốn chọn loại bề mặt ván chuyên sản xuất đồ nội thất trong nhà thì nên chọn loại Veneer. Hoặc khách hàng thích loại bề mặt sáng bóng, bắt mắt thì có thể tham khảo loại bề mặt phủ Acrylic. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của từng hạng mục công trình mà việc lựa chọn sẽ khác nhau. Chọn đúng sẽ giúp khách hàng giảm được phần nào chi phí và an tâm về tuổi thọ cũng như độ bền sản phẩm.

Sàn gỗ công nghiệp chuẩn chất lượng thường dùng loại ván và bề mặt nào?

Đây là vấn đề được rất nhiều gia chủ, người dùng quan tâm khi tham khảo về vật liệu sàn gỗ cho nhà ở, công trình của mình. Vì nó liên quan đến nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm, rất khó phân biệt đâu là dòng sản đạt chuẩn chất lượng nếu khách hàng không am hiểu lĩnh vực về gỗ. Do đó, TVSG sẽ cho bạn câu trả lời chính xác đó là nên chọn loại ván sàn làm từ cốt gỗ HDF phủ bề mặt Laminate loại cao cấp hoặc được nhập khẩu. Tuyệt đối không nên chọn các loại sàn phủ bề mặt khác như Melamine hoặc Acrylic, … Bởi những kiểu bề mặt này không phù hợp và cũng không được các chuyên gia trong ngành khuyên chọn. Mỗi loại bề mặt sẽ có chức năng và công dụng khác nhau. Do đó, gia chủ và người dùng nên lưu ý vấn đề này trước khi lựa chọn và đưa ra quyết định.

Nên chọn loại ván sàn làm từ cốt gỗ HDF phủ bề mặt Laminate

Nên chọn loại ván sàn làm từ cốt gỗ HDF phủ bề mặt Laminate

Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại gỗ công nghiệp thường dùng được tham khảo từ các chuyên gia trong ngành với độ chính xác cao. Hy vọng sẽ phần nào giúp người dùng cập nhật thêm kiến thức về lĩnh vực gỗ. Qua đó, khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn vật liệu cho công trình, nhà ở của mình. Để biết thêm thông tin hữu ích về vật liệu ván gỗ lát sàn, người dùng có thể truy cập vào website tuvansango.com hoặc liên hệ đến số hotline 0931.833.833 để được giải đáp cách chi tiết. Xin cảm ơn!



source https://tuvansango.com/cac-loai-go-cong-nghiep

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

15 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ và cách khắc phục

Thông thường, các đơn vị, nhà bán vật liệu sàn ván gỗ uy tín thường sẽ có chính sách bảo hành sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và bảo hành kỹ thuật. Vì sao lại có chế độ bảo hành lỗi kỹ thuật từ 6 đến 12 tháng? Bởi vì các chuyên gia nhận định rằng, chất lượng công trình có bền, đảm bảo tuổi thọ lâu dài hay không còn phụ thuộc rất lớn vào cách thi công ván sàn. Do đó, để công trình tránh được các lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ và cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thông tin chính xác về vấn đề này nhé!

Lắp đặt ván sàn đúng cách giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao tuổi thọ cho công trình

Lắp đặt ván sàn đúng cách giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao tuổi thọ cho công trình

Trước khi lắp đặt sàn gỗ cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Dù lắp đặt ván sàn hay gạch men cũng đều có quy trình riêng và những nguyên tắc nhất định cần phải tuân thủ để đảm bảo tuổi thọ cao nhất cho công trình. Do đó, khi lắp sàn gỗ bạn phải nhớ 7 nguyên tắc sau để có bề mặt sàn đẹp, sử dụng tốt, không phát sinh trục trặc sau này.

  • Vệ sinh nền nhà
  • Lắp đặt theo tiêu chuẩn
  • Lắp song song với chiều ánh sáng
  • Để khoảng cách hở phù hợp giữa tường với sàn
  • Không dùng búa đóng vào sàn
  • Không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt
  • Không sử dụng sàn ngay sau khi lắp đặt
Gia chủ cần nắm các nguyên tắc cơ bản trước khi tiến hành thi công ván sàn

Gia chủ cần nắm các nguyên tắc cơ bản trước khi tiến hành thi công ván sàn

15 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ và cách khắc phục

Để có thể lựa chọn được sàn ván gỗ chuẩn chất lượng và đơn vị thi công chuyên nghiệp, đòi hỏi người mua phải có những chuyên môn và sự hiểu biết nhất định về dòng vật liệu này. Bởi khi lắp đặt sàn rất dễ gặp những rủi ro không đáng có. Để hiểu rõ về các rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi thi công ván sàn, TVSG liệt kê 16 lỗi thường gặp và cách khắc phục hiệu quả, người dùng cần nên lưu ý:

Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai khu vực được khuyến cáo

Một sai lầm hay mắc phải trước khi tiến hành thi công đó là không xác định, kiểm tra khu vực cần ốp trước khi chọn dòng sàn sao cho phù hợp và tương thích. Mặc dù sàn công nghiệp được biểu trưng là dòng vật liệu an toàn, cao cấp, cho giá trị cao, cốt gỗ HDF ổn định nên có khả năng chống nước tốt nhưng chỉ phù hợp lắp đặt ở những nơi khô ráo, không thường xuyên tiếp xúc với nước.

Cách khắc phục: Đối với những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm, khu vực ban công, lối ra vào sân vườn thì nên dùng vật liệu gạch ốp, hoặc gỗ nhựa thay cho ván công nghiệp. Nếu dùng ván sàn sử dụng cho các khu vực này sẽ rất rủi ro, dễ gây hư hỏng, gây tốn kém vì phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng do hư hỏng bởi độ ẩm và nước.

Chọn dòng sàn không chống nước cho khu vực thường xuyên ẩm ướt

Đối với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao như nhà tắm, khu bếp, bồn rửa, khu để máy giặt, … thì sàn gỗ chống nước cao cấp loại nhập khẩu mới cho khả năng chịu độ ẩm và ngăn nước thấm vào cốt gỗ.

Cách khắc phục: Gia chủ nên lựa chọn thương hiệu sàn có khả năng chống thấm nước nhập khẩu từ các nước châu Âu như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc hoặc người dùng vẫn có thể chọn sàn sản xuất tại Việt Nam uy tín như Lamton AquaGuard cũng được các chuyên gia đánh giá cao.

Nên chọn thương hiệu ván sàn có khả năng chống nước tốt cho khu vực hay tiếp xúc với độ ẩm

Nên chọn thương hiệu ván sàn có khả năng chống nước tốt cho khu vực hay tiếp xúc với độ ẩm

Không có phương án chống ẩm cho sàn hiệu quả

Trong quá trình lựa chọn vật tư để hoàn thiện ngôi nhà, chúng ta thường quên đi những vấn đề tiểu tiết mà không để ý rằng chúng giữ vai trò rất quan trọng. Ốp sàn ván gỗ mà không có phương án chống ẩm hiệu quả có thể là nguyên nhân dẫn đến nền nhà dễ bị hư hỏng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Các tấm ván khi liên kết với nhau sẽ tạo ra khe rãnh ở hèm. Ở những vị trí như chổ đặt bể cá, chậu cây, …là những nơi dễ rò rỉ nước và thấm xuống nền ván sàn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nền sàn dễ bị xâm nhập bởi nước và gây hư hỏng cốt gỗ.

Cách khắc phục: Trong quá trình lắp đặt, cần dùng keo silicon chuyên dụng Alpen để lấp đi các khe hở, chọn dòng sàn có hệ thống hèm khóa cao cấp và dùng các miếng lót cao su, … đặt phía dưới chậu cây, bể cá để bảo vệ nền sàn tránh bị hư hại bởi nước.

Không để ván sàn thích nghi với môi trường trước khi lắp đặt

Trước khi tiến hành lắp đặt, cần chuyển ván sàn đến khu vực chuẩn bị ốp để chúng có thời gian thích nghi với nhiệt độ môi trường và độ ẩm trong khoảng thời gian từ 48 – 72 giờ. Đây là điều kiện bắt buộc của nhà sản xuất để đảm bảo các tấm ván không bị kích, cong vênh, co ngót sau khi lắp. Đặc biệt là đối với sàn tự nhiên.

Cách khắc phục: Cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Cần dừng lại và tháo các tấm ván đã lắp dỡ lên, đặt chúng tại ngay khu vực lắp trong 48 – 72 giờ để chúng giãn nở, thích nghi với nhiệt độ khu vực rồi tiến hành tiếp tục lắp.

Không xử lý nền nhà bằng phẳng, đủ điều kiện trước khi ốp

Hậu quả của việc ốp sàn trên nền bê tông hay nền gạch không được xử lý bằng phẳng là rất nghiêm trọng. Sau khi ốp, các tấm ván có thể bị gãy, kích nhau gây cong vênh, giảm khả năng chịu lực và tạo ra tiếng kêu khi đi lại rất khó chịu. Thậm chí các rãnh hèm không liên kết được do không đủ độ phẳng.

Cách khắc phục: Nên xử lý nền sàn thật sạch sẽ, loại bỏ rác hay ốc vít còn nằm trên nền. Nếu bề mặt gồ ghề, cần dùng xi măng hay phương pháp hợp lý để tráng cho thật phẳng rồi mới tiến hành lắp. Nền sàn càng phẳng, càng sạch thì càng dễ lắp đặt và cho độ bền càng cao.

Nên xử lý nền sàn thật sạch sẽ, loại bỏ rác hay ốc vít còn nằm trên nền trước khi lắp sàn

Nên xử lý nền sàn thật sạch sẽ, loại bỏ rác hay ốc vít còn nằm trên nền trước khi lắp sàn

 

Không sử dụng xốp lót chuyên dụng dành cho sàn gỗ

Ván sàn công nghiệp có độ dày cố định, khá mỏng chỉ từ 8 – 12mm. Do đó, chúng không có khả năng chịu lực tốt nếu nền nhà không được đảm bảo. Vì thế rất cần đến sản phẩm hỗ trợ đó là lớp lót chuyên dụng SilHero để trải phía dưới trước khi ốp. Chúng có công dụng tạo độ phẳng, cân bằng cho nền sàn, giúp chống ẩm, chống nước thấm từ dưới nền lên hoặc từ trên xuống.

Cách khắc phục: Nền bê tông cần chọn loại lớp lót có chức năng ngăn ẩm hoặc một lớp kháng ẩm tách biệt để đảm bảo sàn gỗ được bảo vệ khỏi sự hư tổn bởi nước. Nếu là nền gạch men cũ thì phần các loại lớp lót đều có thể sử dụng được. Các chuyên gia trong ngành khuyến cáo nên dùng loại xốp chuyên dụng SilHero để đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu thay cho lớp lót PE thông thường.

Không chừa khoảng trống các cạnh đúng quy định

Các thanh gỗ sẽ có sự co giãn vì nhiệt độ từ môi trường. Đối với các dòng sàn cao cấp thì tình trạng này hạn chế hơn tuy nhiên không hoàn toàn tránh được 100%. Do đó khi lắp đặt, bạn cần chừa một khoảng trống theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các tấm ván có không gian co giãn khi nhiệt độ thay đổi.

Cách khắc phục: Đặt tấm ván đầu tiên đối diện với tường và để cạnh dài cách tường 15-20cm, cạnh ngắn cách tường 15mm. Cắt thanh ván thứ 2 dài tối thiểu 30cm, đẩy nhẹ cho hèm khóa khớp với tấm ván thứ nhất. Lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa các thanh ngắn được kết nối với nhau là 30cm trong suốt quá trình lắp đặt.

Không có biện pháp bảo vệ sàn gỗ ở những khu vực có độ ẩm cao

Sàn công nghiệp có thể dùng để lắp đặt ở nhiều khu vực khác nhau từ nhà ở, nhà phố, chung cư đến các công trình thương mại. Tuy nhiên, đối với những khu vực có độ ẩm cao, nguy cơ tiếp xúc với nước liên tục thì chắc chắn rằng nền sàn rất dễ bị hư hỏng chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng.

Cách khắc phục: Trong quá trình lắp đặt, gia chủ nên lưu ý với đội thợ những vị trí có khả năng tiếp xúc với nước. Dùng keo silicon Alpen chuyên dụng để bơm ở các mối nối ngăn nước len lỏi vào cốt gỗ qua các khe rãnh và đặt các tấm thảm để hạn chế tình trạng này.

Nên dùng keo silicon chuyên dụng để bơm ở các mối nối ngăn nước len lỏi vào cốt gỗ

Nên dùng keo silicon chuyên dụng để bơm ở các mối nối ngăn nước len lỏi vào cốt gỗ

 

Cố định sàn gỗ vào sàn nhà

Theo quán tính, rất nhiều thợ thi công hay cố định các thanh ván cuối với sàn nhà. Điều này hoàn toàn sai kỹ thuật vì sẽ hạn chế sự co giãn của gỗ dẫn tới tình trạng sàn bị cong vênh.

Cách khắc phục: Nên chọn phương án lắp đặt thả nổi, thả tự do trên nền gạch hoặc bê tông để các tấm ván có thể giãn nở khi gặp nhiệt độ thay đổi, tránh để sàn rơi vào tình trạng bị kích.

Lắp đặt sàn gỗ dưới tủ bếp

Đối với khu vực tủ bếp hay bên dưới tủ, không nên chọn vật liệu sàn gỗ để ốp. Vì khu vực này có độ ẩm cao, khả năng tiếp xúc với nước lớn. Khi nước bị rò rỉ, các tấm ván sẽ bị phồng lên gây hư hỏng, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tủ bếp cũng bị hư hỏng theo.

Cách khắc phục: Chỉ nên lắp trang trí ở các mép ngoài của tủ. Sau đó dùng nẹp kết thúc hoặc nẹp nhôm để cố định, che đi khoảng hở và tạo điểm kết thúc. Vừa an toàn vừa tạo độ thẩm mỹ cho khu vực dưới tủ bếp.

Không kiểm tra các tấm ván bị lỗi trước khi lắp

Trong quá trình vận chuyển hay do hộp hàng có một vài tấm ván bị lỗi như bị trầy xước bề mặt, gãy hèm, vỡ góc, bị móp, … Nếu thợ thi công không để ý và không kiểm tra kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình. Một tấm ván bị hư sẽ kéo theo những tấm ván khác cũng không được liên kết cố định với nhau. Khi lắp hoàn thiện sẽ rất mất thời gian để tháo dỡ và loại bỏ tấm bị hỏng, khó khắc phục.

Cách khắc phục: Phải kiểm tra kỹ các tấm ván trước khi lắp. Loại bỏ ngay các thanh gỗ bị hư hỏng và thay bằng tấm khác tương tự. Trong trường hợp đã lắp rồi thì nên đục bỏ thanh đó và tháo bỏ hèm dương để lắp lại thanh mới ngay vị trí đấy.

Chọn sai đội thợ thi công không chuyên nghiệp

Đây là yếu tố chủ quan từ gia chủ. Đội thợ thi công rất quan trọng, quyết định đến chất lượng công trình sau khi hoàn thiện. Nếu chọn sai đội thợ không cứng tay nghề, không những ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mất thời gian mà còn gây sự hao hụt về vật tư nhiều hơn bình thường.

Cách khắc phục: Nên tham khảo kỹ từ nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định chọn. Gia chủ nên chọn đơn vị nào cung cấp giải pháp trọn gói từ vật tự, phụ kiện đến đội ngũ thợ sẽ giảm được chi phí, an tâm hơn trong việc bảo hành và sửa chữa sau này.

Nên chọn đơn vị cung cấp trọn gói từ vật tư đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp

Nên chọn đơn vị cung cấp trọn gói từ vật tư đến đội ngũ thi công chuyên nghiệp

Không tuân thủ hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất

Thực tế, cách lắp đặt sàn gỗ công nghiệp không quá khó, chỉ cần bạn có kiến thức và tham khảo thêm hướng dẫn lắp đặt là có thể tự mình thi công được. Tuy nhiên, sẽ có những chi tiết nhỏ nếu gia chủ hay người lắp chủ quan, không tuân thủ quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ rất dễ dẫn đến khu vực ốp bị lỗi như không biết cách xử lý khe hở, các đường gỡ, mối nối, gây tốn kém chi phí phát sinh và dễ bị hư hỏng trong suốt quá trình sử dụng.

Cách khắc phục: Nên tham khảo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất thật kỹ. Tốt nhất gia chủ nên thuê đội thợ thi công lành nghề, quan sát đội thợ trong suốt quá trình lắp đặt để tránh bị sai sót.

Phát ra tiếng kêu sau khi hoàn thiện lắp đặt

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất rất nhiều gia đình gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này có thể là do chất lượng, kết cấu ván sàn không đảm bảo chất lượng. Hệ thống hèm khóa không phủ lớp sáp nến hoặc lớp sáp quá mỏng. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sàn phát ra tiếng kêu sau khi hoàn thiện.

Cách khắc phục: Dùng vam đặt tại mặt cắt của thanh gỗ rồi dùng búa cao su chuyên dụng đóng đều cho các mạch gỗ cho khít vào nhau. Dùng bột phấn rôm lấp đầy khe hở của miếng gỗ bị sự cố. Nên dùng khăn ẩm lau sạch phần phấn còn dính lại trên sàn, không nên sử dụng máy hút bụi.

Hèm khóa bị hở, trôi, trượt và kêu hàng loạt sau khi lắp xong

Ở một số trường hợp, sau khi đã hoàn thiện lắp đặt và công trình đã được đưa vào sử dụng, người dùng sẽ phát hiện nền sàn có những khe hở giữa các tấm ván, độ rộng từ 3 – 5mm ở đầu mỗi thanh. Nguyên nhân là do thợ thi công chưa đóng hết hèm khóa giữa 2 tấm gỗ liền nhau hoặc nhiệt độ trong phòng bị giảm đột ngột khiến sàn bị co lại.

Cách khắc phục: Tháo sàn ra và lắp lại. Nếu vẫn không khắc phục được gia chủ nên liên hệ ngay với đơn vị cung cấp ván sàn và đội ngũ thi công đến kiểm tra và sửa chữa cho đúng kỹ thuật.

Một công trình hoàn thiện đúng kỹ thuật sẽ đem lại sự an toàn và thẩm mỹ cho không gian

Một công trình hoàn thiện đúng kỹ thuật sẽ đem lại sự an toàn và thẩm mỹ cho không gian

Trên đây là 15 lỗi thường gặp khi lắp đặt và cách khắc phục sàn gỗ hiệu quả được các chuyên gia trong ngành tổng hợp. Với những thông tin bổ ích trên TVSG hy vọng sẽ giúp cho gia chủ, người dùng biết cách xử lý nếu gặp phải và sử dụng ván sàn cách hiệu quả hơn, để tiết kiệm phần nào chi phí sửa chữa, hao hụt vật tư. Đồng thời, giúp tăng tuổi thọ cho nhà ở, công trình của mình ở mức cao nhất. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích, khách hàng có thể truy cập vào website tuvansango.com.



source https://tuvansango.com/loi-thuong-gap-khi-lap-dat-san-go

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Top 21 địa chỉ bán sàn gỗ giá rẻ uy tín, chất lượng tại Hà Nội

Hà Nội là nơi hội tụ hệ thống cơ sở hạ tầng từ nhà ở, nhà phố, chung cư cao cấp đến các công trình thương mại bậc nhất. Ẩn sâu trong nét đẹp riêng biệt là vốn văn hóa giữ trọn sự truyền thống và bản sắc dân tộc. Người dân nơi đây ưa chuộng những dòng vật liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn toát lên sự sang trọng, đẳng cấp; nổi bật hơn hết đó chính là sàn ván gỗ. Rất nhiều khách hàng, người tiêu dùng, các nhà thiết kế, nhà thầu xây dựng, kiến trúc sư tìm đến dòng vật liệu cao cấp này để sử dụng cho ngôi nhà, công trình của mình. Do đó, kho sàn gỗ Hà Nội và các công ty chuyên nhập khẩu, phân phối đã nhanh chóng trở thành nguồn cung ứng chủ lực cho khu vực nơi đây. Dưới đây là 21 địa chỉ bán sàn gỗ giá rẻ nhất Hà Nội uy tín và tin cậy bạn không nên bỏ qua.

Sàn ván gỗ là vật liệu an toàn và cao cấp được người dân Hà Nội ưa chuộng và đánh giá cao

Sàn ván gỗ là vật liệu an toàn và cao cấp được người dân Hà Nội ưa chuộng và đánh giá cao

Tại sao sàn gỗ ngày càng được ưu chuộng tại Hà Nội?

Nhìn vào hình ảnh của Hà Nội hôm nay, chúng ta có thể thấy được không gian đô thị ngày càng hiện đại với hàng loạt các công trình hạ tầng được đầu tư đồng bộ. Điểm đặc biệt là tất cả cơ sở nội thất hầu như đều dùng vật liệu sàn gỗ để ốp. Do đó, Hà Nội được xem là thủ đô tiêu biểu của một vùng đất giàu nguồn cảm hứng phát triển theo lối hiện đại nhưng vẫn chứa đựng nét truyền thống vốn có của Việt Nam.

Ván sàn là dòng vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình, nhà ở tại Hà Nội

Ván sàn là dòng vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các công trình, nhà ở tại Hà Nội

Người dân nơi đây đã phần nào chịu ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán đi sâu trong lối sống và sở thích. Các ngôi nhà và các công trình rất ưa chuộng dòng vật liệu ván gỗ. Ván sàn được xem là sản phẩm thể hiện rõ nét tính cách, cái tôi và giá trị riêng của mỗi gia chủ. Có rất nhiều loại để bạn dễ dàng lựa chọn, từ sàn công nghiệp, tự nhiên, sàn nhựa đến gỗ nhựa ngoài trời; đáp ứng toàn diện mọi nhu cầu của từng phong cách nội ngoại thất, đơn giản đến phức tạp, cổ điển đến hiện đại. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành xây dựng, sàn ván gỗ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và khá được ưa chuộng tại Hà Nội ở thời điểm hiện tại và dự đoán cả trong những năm tới.

Các thương hiệu sàn gỗ nhập khẩu được sử dụng nhiều tại Hà Nội

Tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở hiện đang sở hữu hệ sinh thái ván sàn và phụ kiện đa dạng thương hiệu, kiểu dáng đáp ứng được mọi nhu cầu lắp đặt của người dùng. Các sản phẩm đang được phân phối bao gồm: sàn tự nhiên, sàn công nghiệp, sàn nhựa, sàn ngoài trời, sàn thể thao đa năng, phụ kiện lắp đặt và nước lau sàn chuyên dụng. Tiêu biểu phải kể đến là đơn vị Floordi, đây là nhà nhập khẩu và phân phối 100% sản phẩm với chất lượng cao cấp từ các nước Châu Âu, Malaysia và các nước nổi tiếng về gỗ trên thế giới. Những cửa hàng uy tín thường sẽ cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm hàng đầu về chất lượng và sở hữu tính thẩm mỹ cao. Người dùng có thể tham khảo các thương hiệu sau:

  • Hillman nhập khẩu Malaysia: sàn gỗ chuyên dụng cho vùng biển.
  • Floorpan của Nga: ván sàn với hương thơm tự nhiên từ gỗ Bạch Dương.
  • Artfloor từ Thổ Nhĩ Kỳ: thương hiệu được nhà thiết kế tin dùng.
  • Lamton tiêu chuẩn Mỹ: dòng sàn sở hữu công nghệ bề mặt EIR chân thực đến từng chi tiết.
  • Dongwha đến từ Hàn Quốc: thương hiệu uy tín tại Hàn Quốc.
  • Amazfloor China: sàn nhựa hèm khóa với thiết kế bề mặt chân thực.
  • Ekogreen China: sàn tự nhiên cao cấp kỹ thuật Engineer.
  • Skywood: gỗ nhựa tiên phong với công nghệ đồng chất Homorgeneous bảo vệ bề mặt.
Ưu tiên lựa chọn các dòng sàn nhập khẩu sẽ đảm bảo hơn về chất lượng và thẩm mỹ

Ưu tiên lựa chọn các dòng sàn nhập khẩu sẽ đảm bảo hơn về chất lượng và thẩm mỹ

Những điều bạn cần lưu ý khi chọn địa chỉ mua sàn gỗ tại Hà Nội?

Khi lựa chọn các công ty sàn gỗ Hà Nội, khách hàng, người dùng, nhà thầu xây dựng, các nhà thiết kế nên quan tâm đến chất lượng sản phẩm và phải tham khảo những thông tin liên quan như chính sách bảo hành, dịch vụ thi công lắp đặt, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chương trình bảo trì bảo dưỡng, … Một đơn vị phân phối sản phẩm uy tín cần đảm bảo những tiêu chí sau:

  • Sản phẩm chính hãng nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy lớn ở Châu Âu và Châu Á.
  • Sản phẩm đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Hệ thống nhân viên chuyên nghiệp, đội ngũ thợ thi công được đào tạo bài bản.
  • Chính sách bảo hành uy tín theo đúng cam kết và thông tin của nhà sản xuất.
  • Có hệ thống cửa hàng phủ sóng trên 63 tỉnh thành.
  • Có hệ thống website rõ ràng trên các phương tiện truyền thông.
Nên lựa chọn đơn vị cung cấp trọn gói giải pháp từ vật liệu đến thi công sẽ an tâm cho người dùng

Nên lựa chọn đơn vị cung cấp trọn gói giải pháp từ vật liệu đến thi công sẽ an tâm cho người dùng

Top 21 địa chỉ bán sàn gỗ uy tín, chất lượng và giá rẻ tại Hà Nội

Tại Hà Nội có khá nhiều đơn vị và cơ sở cung cấp, phân phối dòng vật liệu ván sàn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo uy tín về chất lượng và dịch vụ cung ứng. Khuyên người dùng nên chọn những nhà phân phối có quy mô lớn, có hệ thống cửa hàng phủ sóng trên toàn quốc; hoặc những cửa hàng thuộc mạng lưới phân phối của nhà cung ứng lớn sẽ đảm bảo gần như 100% về chất lượng cũng như chính sách bảo hành. Theo khảo sát và đánh giá của một số tệp khách hàng tại khu vực miền Bắc, TVSG sẽ cung cấp đến người dùng 20 đơn vị, nhà bán uy tín, thi công sàn gỗ giá rẻ Hà Nội. Bạn có thể tham khao nếu có nhu cầu sử dụng:

STT Cửa hàng sàn gỗ Địa chỉ Số điện thoại Website/ Email
1 Công ty Cổ phần Floordi Số 948 Đường Quang Trung, Phú Lâm, Hà Đông, Hà Nội 0936 228 661

0931 833 833

www.floordi.com
2 Công ty Cổ phần Kho Kiến Việt Lô 4 Khu Công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy, đường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội 0918888778 kienvietjsc.com
3 Công ty Cổ phần DTPT Phúc Đại An Số 24, V6C, Khu đô thị Văn Phú Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội 0988816787 nguyenvandung.ptit@gmail.com
4 Công ty TNHH Xây Dựng và Công Nghệ Minh Phát Số 11 Lacasta, CĐT Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội 0914430896 khongten7690@gmail.com
5 Sàn gỗ – Giấy dán tường Ngọc Tùng Khuất Duy Tiến, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Thủ đô. Hà Nội 0944216195 sangogiacuong.com@gmail.com
6 Sàn gỗ Gia Cường Nguyễn Huy Tưởng, số 354 Thanh Xuân, Hà Nội 0912371289 sangogiacuong.com
7 Sàn gỗ Mộc Số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội 0912345678 thuansango@gmail.com
8 Công ty Cổ phần ĐTXD & TM Hoàng Minh Phát Phố Tân Mai, Số 25 Hoàng Mai, Hà Nội 0978700800 98viet@gmail.com
9 Sàn gỗ Quốc Tế Số 265 Nguyễn Xiển, Quận Thanh Xuân, Hà Nội 0911668365 sangoquocte123@gmail.com
10 Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại dịch vụ Liên Minh Thôn Nhông Nương Tụ, xã Phú Sơn, Huyện Ba Vì, Hà Nội 0989578936 _
11 Công ty TNHH phát triển thương mại và dịch vụ Phú Hưng Số 44, ngõ 373/1 đường Ngọc Hồi, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội 0964722227 Thao.ccbm@gmail.com
12 Sàn gỗ Ngọc Lâm Số 52 Ngõ 7 Yên Nội, Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội 0936239632 nnsang51@gmail.com
13 Sàn gỗ Bền Đẹp Số 72, Trường Chinh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội 0979375268

0948697982

0989055903

sangobendep.com
14 Sàn gỗ Long Biên Số 111 Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội 0936088059 trananhhung7983@gmail.com
15 Sàn gỗ Gia Đình Số 194 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 0968636566 _
16 Tổng kho sàn gỗ – 95 Ngô Gia Tự Số 95 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội 0373268989 _
17 Công ty Cổ phần đầu tư phát triển GL Số nhà 43 ngách 39 ngõ 639 Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. 0988297791 symphonydesign.com.vn
18 Nhật Khôi Ehome Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 0984033178 cken6491@gmail.com
19 Sàn gỗ Tuấn Hạnh Số 3 ngõ 139 phố Nguyễn Văn Cừ, P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, Hà Nội 0985960569 _
20 Sàn gỗ Bionyl Số 298 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội 0912505676 _
21 Sàn gỗ Benhome Số 53 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội 0918291608 sangobenhome532@gmail.com

Trên đây là 21 cửa hàng, nhà bán sàn gỗ công nghiệp tại Hà Nội uy tín được các chuyên gia trong ngành xây dựng đánh giá cao. Khách hàng, người dùng hãy lưu lại để tham khảo khi có nhu cầu tìm mua dòng vật liệu này. Đây là danh sách các đơn vị uy tín mà tuvansango.com muốn giới thiệu đến Quý khách hàng. Hy vọng sẽ hỗ trợ cho người dùng trong việc tìm kiếm các đơn vị cung cấp uy tín với chuỗi sản phẩm ván sàn chất lượng. Để biết thêm thông tin liên quan đến vật liệu ván sàn, bạn có thể liên hệ qua website hoặc qua số hotline 0931.833.833. Xin cảm ơn!



source https://tuvansango.com/san-go-ha-noi

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Phong cách Indochine – Bản giao hưởng Tây Ta đầy mê hoặc

Phong cách thiết kế Indochine sở hữu cho mình những nét đặc trưng đầy mê hoặc. Đông Dương style ưa chuộng gam màu trung tính, sử dụng đồ nội thất bán cổ điển, ốp sàn gỗ là chủ yếu, các họa tiết hoa văn đều mang hơi hướng truyền thống nhẹ nhàng, lôi cuốn. Đây chính là lý do mà hiện nay, những công trình thương mại như homestay, nhà ở, chung cư, căn hộ, biệt thự rất thích lấy cảm hứng từ phong cách này áp dụng vào thiết kế công trình của mình. Xu hướng đầy hoài niệm này hòa quyện giữa chất Tây sang trọng và vẻ đẹp Á Đông ngọt ngào. Cùng Tư Vấn Sàn Gỗ khám phá ngay nhé!

Phong cách Indochine - Bản giao hưởng Tây Ta đầy mê hoặc

Phong cách Indochine – Bản giao hưởng Tây Ta đầy mê hoặc

Phong cách Indochine là gì?

Phong cách Indochine được hình thành từ nguồn cảm hứng phương Đông và nét đặc trưng phương Tây. Lối kiến trúc này còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là phong cách kiến trúc Đông Dương. Indochina interior design thực tế theo tiếng Pháp là chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Sự kết hợp này đem lại lối kiến trúc đặc biệt, vừa giữ được bản sắc dân tộc riêng của mỗi nước vừa đảm bảo tính đầy đủ tiện nghi của nền văn minh tiến bộ.

Indochine là phong cách giao thoa giữa nét đẹp dân tộc và lối thiết kế hiện đại

Indochine là phong cách giao thoa giữa nét đẹp dân tộc và lối thiết kế hiện đại

Indochine style ảnh hưởng đến nền kiến trúc Việt Nam như thế nào?

Từ những ngày đầu đặt chân đến nước ta, người Pháp đã mang đến nhiều giá trị mới mẻ về một vùng đất Phương Tây cường thịnh. Nổi bật trong đó là dấu ấn kiến trúc đậm chất Cổ Điển Pháp. Pháp có thời kỳ đô hộ ở Việt Nam rất dài hơn 60 năm. Có những điều đau thương chúng ta không muốn nhớ lại, nhưng không thể phủ nhận Pháp cũng đem lại cho người Việt nhiều giá trị văn minh từ nhân loại và phong cách kiến trúc Indochine là một trong những ví dụ điển hình. Việt Nam có bề dày lịch sử 4000 năm tạo nên một nét văn hóa đặc trưng Á Đông không thể trộn lẫn. Bước chân đến vùng đất Việt, Pháp bị hấp dẫn bởi nét truyền thống mộc mạc. Do đó, Pháp đã lấy cảm hứng từ đây tạo nên một phong cách Indochine hiện đại nhưng vẫn giữ trọn nét hoài cổ lôi cuốn. Emest Hébrard, vị kiến trúc sư đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này.

Phong cách Đông Dương đi sâu vào văn hóa kiến trúc người Việt cho đến ngày nay

Phong cách Đông Dương đi sâu vào văn hóa kiến trúc người Việt cho đến ngày nay

Những công trình theo lối thiết kế phong cách Đông Dương Indochine đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị thẩm mỹ của nó như Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập, … Đây được xem như biểu tượng kiến trúc tiêu biểu của thời hoàng kim tại Sài Gòn. Vào thời điểm đó, phong cách nội thất này được thịnh hành phổ biến trong các ngôi nhà của tầng lớp tư sản, tiểu thị dân.

Điểm đặc trưng chỉ có ở phong cách nội thất Indochine

Phong cách Đông Dương Indochine có những nét đặc trưng rất riêng, giản dị, mộc mạc luôn để lại sự ấn tượng đặc biệt cho những ai một lần chạm đến. Lối kiến trúc này thể hiện được tinh thần thân thiện, mến khách của người Á Đông. Đây được xem là nghệ thuật của sự sắp đặt, chọn lọc tinh hoa đã tạo nên cảm giác hiện đại mà vẫn rất gần gũi.

Gam màu trung tính

Màu sắc chủ đạo của Indochine Design là những gam màu trung tính như vàng, vàng nhạt, vàng kem, trắng, trắng sữa, trắng xám, … đã tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu của phong cách này. Gam màu nhẹ nhàng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới khu vực Đông Dương. Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, tím, đỏ, xanh lá cây, nâu đất, …

Màu sắc chủ đạo của Indochine Design là những gam màu trung tính

Màu sắc chủ đạo của Indochine Design là những gam màu trung tính

Indochine toát lên vẻ mộc mạc, gần gũi, chân thật, như bản chất của con người nơi đây. Những ngôi nhà cũ thời kỳ những năm 1990 của tầng lớp tư sản hầu như đều sơn màu vàng nhẹ hoặc trắng. Đến sau này, khi đã thống nhất đất nước, các ngôi nhà của người Việt vẫn chuộng gam màu này. Dạo quanh những khu phố cổ hiện nay, đâu đó vẫn còn sự hiện diện của những căn nhà cổ của những tiểu thương giàu có với lớp sơn vàng đã phần nào ố màu theo thời gian, hoặc những dãy nhà tập thể có màu vàng đặc trưng.

Đồ nội thất bán cổ điển

Đồ nội thất sử dụng trong phong cách nhà Indochine là sự giao thoa giữa bản sắc dân tộc và sự cách tân của phương Tây. Thời kim cổ, hầu như các ngôi nhà Việt Nam đều có sự xuất hiện của sập gụ, tủ chè, phản, bình phong. Kết hợp cùng với đó là những món đồ hiện đại từ phương Tây như quạt trần, đèn chụp để bàn, đồng hồ quả lắc, … tạo nên một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại đầy đủ tiện nghi. Indochine Interior Design được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” vừa lãng mạn, tinh tế vừa truyền thống, đằm thắm.

Sử dụng chất liệu từ gỗ

Chất liệu sử dụng trong kiến trúc phong cách nội thất Đông Dương thường chuộng các loại vật liệu từ tự nhiên như gỗ, tre. Các loại vật dụng chứa đồ trong nhà đều được làm từ các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đem lại giá trị sang trọng, quyền lực cho những gia đình quyền thế. Ngoài ra, tre nứa cũng được sử dụng khá nhiều trong thiết kế thể hiện biểu tượng đặc trưng của Việt Nam. Tre có thể làm bình phong, mành, chõng, … hiện diện ở nhiều gia đình. Ngoài ra, gạch bông cũng là vật liệu được ưa chuộng ở thời điểm đó. Gạch bông thường có họa tiết hoa lá đối xứng theo dạng cổ điển.

Gỗ được sử dụng phổ biến trong lối thiết kế nội thất Indochine

Gỗ được sử dụng phổ biến trong lối thiết kế nội thất Indochine

Hoa văn và họa tiết trang trí truyền thống

Đây được xem là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam. Dù bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa phương Tây nhưng người Việt Nam vẫn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, trân trọng nét đẹp riêng của dân tộc. Các họa tiết kỷ hà từ thời Đông Sơn như chim hạc, cây cỏ, hoa lá, trống đồng đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên được những giá trị thẩm mỹ tinh tế. Bên cạnh đó, những họa tiết trái châu (hình đầu rồng cách điệu ở góc mái), bát bửu (quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sáo, …) cũng được áp dụng nhiều vào thiết kế để thể hiện tính dân tộc.

Phù điêu đặc trưng

Những hình phù điêu khắc nổi ở các bức tường phòng khách, cột nhà cũng không thể thiếu khi nhắc đến phong cách nội thất Đông Dương tại Việt Nam. Các hình tượng được sử dụng trong sáng tạo phù điêu là: tượng phật, biểu tượng tứ quý bốn mùa, tứ linh, con rối. Đây đều là những đặc trưng của người Việt Nam.

  • Phật Giáo là tín ngưỡng được tôn trọng ở Việt Nam hướng đến những điều Chân – Thiện – Nhẫn nên được sử dụng nhiều trong trang trí để cầu mong sự an lành.
  • Tứ quý bốn mùa: Tùng – Cúc – Trúc – Mai thể hiện cho sự phú quý, sức khỏe, may mắn quanh năm vạn sự như ý.
  • Hoa sen: là quốc hoa biểu trưng của Việt Nam. Vì vậy, không thể thiếu trong bất kỳ không gian mang đậm tính dân tộc.
  • Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng những con vật biểu trưng mang lại nhiều may mắn, tài lộc.
  • Con rối: thể hiện nét đặc trưng dân gian của Việt Nam. Nghệ thuật múa rối cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới – một niềm đáng tự hào của giá trị văn hóa truyền thống.

Vì sao phong cách Indochine hiện đại đều sử dụng sàn gỗ?

Sàn gỗ là vật liệu cao cấp, hiện đai, an toàn và mang giá trị cao. Đồng thời, ẩn sâu trong vẻ đẹp của gỗ là nét đẹp tinh túy thuần tự nhiên, mang đậm chất dân tộc Việt. Ván sàn là biểu tượng của sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Do đó, hầu hết các ngôi nhà hạng sang đều sử dụng sàn ván gỗ để ốp lát. Indochine là phong cách mang đậm nét truyền thống cùng sự giao thoa của nền kiến trúc phương tây hiện đại. Bởi vậy, hầu như những công trình theo lối thiết kế Đông Dương đều ốp ván sàn. Dòng vật liệu này góp phần tạo nên Indochine đậm chất hiện đại.

Sàn gỗ là vật liệu thể hiện rõ nét tinh thần và ý nghĩa của lối kiến trúc Đông Dương

Sàn gỗ là vật liệu thể hiện rõ nét tinh thần và ý nghĩa của lối kiến trúc Đông Dương

 

Gia chủ nên chọn sàn gỗ màu trung tính như nâu, vàng nâu, nâu xám, … sẽ phù hợp với phong cách thiết kế Indochine. Ngoài ra, nên chọn bề mặt vân gỗ nhám sần theo công nghệ Luxury Matt, EIR, Pearl, … sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp của lối style này. Tùy theo sở thích, kiến trúc của từng công trình mà việc lựa chọn mẫu ván sàn sẽ khác nhau. Tham khảo ý kiến của các nhà thiết kế sẽ giúp bạn lựa chọn đúng và dễ dàng hơn.

Những lý do khiến phong cách Indochine style được người Việt Nam ưa chuộng?

Indochina Interior Design đã từng có thời gian hoàng kim khá dài trong lối kiến trúc của người Việt. Không chỉ được ưa chuộng vào thời kỳ Pháp thuộc mà đến tận ngày nay, phong cách này vẫn được nhiều người đón nhận và sử dụng trong nhiều công trình dân cư lẫn thương mại. Vậy tại sao phong cách này lại được ưa chuộng đến vậy?

  • Style này gói gọn những tinh hoa của tinh thần dân tộc Việt khiến chúng ta tự hào về những giá trị thẩm mỹ riêng biệt của mình.
  • Sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên, đem những điều bình dị nhất vào trong họa tiết trang trí khiến cuộc sống của con người trở nên thanh bình, giản dị.
  • Vừa có nét đẹp truyền thống nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chí sống tiện nghi, hiện đại từ phương Tây.
Đông Dương Style thể hiện rõ nét những tinh hoa của dân tộc Việt nên được ưa chuộng

Đông Dương Style thể hiện rõ nét những tinh hoa của dân tộc Việt nên được ưa chuộng

Những giá trị đẹp đẽ, chân mỹ luôn là điều hấp cho bất kỳ ai yêu thích cái đẹp. Indochine Style được xem là phong cách sở hữu nét đẹp quyến rũ trong thiết kế, không chỉ của người Việt Nam mà còn cả ở những nước Đông Dương khiến nhiều người say đắm.

Indochine Style phù hợp với kiểu thiết kế nội thất nào hiện nay?

Nếu như ngày xưa, phong cách kiến trúc Đông Dương chỉ phổ biến ở tầng lớp tư sản, tiểu thị dân thì ngày nay, phong cách này có thể ứng dụng trong bất kỳ không gian nào miễn bạn là người yêu phong cách hoài cổ, yêu nét đẹp truyền thống. 5 dạng công trình được ưa chuộng khi sử dụng yếu tố Đông Dương hiện nay là:

  • Nhà vườn phong cách Indochine thông thoáng
  • Căn hộ phong cách Indochine hiện đại
  • Nhà ở phong cách Indochine nhẹ nhàng
  • Biệt thự phong cách Indochine đẳng cấp
  • Homestay phong cách Indochine hoài niệm
Indochina Interior Design phù hợp cho nhiều công trình đậm chất nghệ thuật

Indochina Interior Design phù hợp cho nhiều công trình đậm chất nghệ thuật

Từ nhà vườn, căn hộ, nhà ở, biệt thự đến homestay đến phòng ngủ phong cách indochine, … đều có thể ứng dụng style này vào thiết kế. Không khó để bạn có thể bắt gặp những quán cafe, quán ăn thiết kế theo phong cách Đông Dương với những điểm nhấn như gạch bông, nền tường vàng, vải hoa văn con công, giỏ tre đan trang trí, … Những ngôi nhà thiết kế theo Indochine Style thường không yêu cầu không gian quá rộng rãi. Một góc nhỏ mang nét phương Đông cũng đem lại điểm nhấn cho ngôi nhà, tạo cảm giác thư thái chính từ những điều mộc mạc. Từ những ngôi nhà nhỏ xinh đến cao cấp, bề thế đều có thể ứng dụng phong cách này vào thiết kế nội thất Indochine design.



source https://tuvansango.com/phong-cach-indochine