Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

5 Tiêu chí lựa chọn sàn gỗ văn phòng bạn cần biết

Không chỉ được ứng dụng lắp đặt cho nhà ở, ngày nay ván sàn đã được ứng dụng sang nhiều hạng mục công trình công cộng khác. Trong đó phải kể đến xu hướng lót sàn gỗ cho văn phòng thay vì sử dụng thảm trải hay gạch men. Do đâu lại có sự dịch chuyển này? Và sử dụng loại ván sàn nào thì phù hợp cho văn phòng công sở? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Ốp sàn gỗ cho văn phòng mang lại giá trị thẩm mỹ cao

Ốp sàn gỗ cho văn phòng mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian

Vì sao nên lát sàn gỗ cho văn phòng?

Văn phòng công sở là nơi sinh hoạt chung của nhiều đối tượng từ nhân viên đến khách hàng, đối tác. Việc thiết kế văn phòng làm việc ngày càng được nhiều công ty chú trọng quan tâm, không chỉ để nâng cao hình ảnh cho công ty mà còn tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Trong đó hạng mục lát sàn khá quan trọng, thay vì lựa chọn sử dụng nền gạch, bê tông, hay trải thảm thì sàn gỗ được ưu tiên hơn cả. Các vật liệu lót sàn khác có khá nhiều nhược điểm về thẩm mỹ, tính trơn trượt và khó vệ sinh. Trong khi đó, ván gỗ lại khắc phục được hầu hết nhược điểm của những loại vật liệu lót nền trên. Chính bởi vậy, đây được cho là vật liệu lát sàn hiện đại, phù hợp cho văn phòng làm việc.

Vì sao nên lát sàn gỗ cho văn phòng làm việc

Sử dụng ván gỗ nhập khẩu ốp văn phòng cho khả năng chịu được cường độ đi lại cao

4 lý do khiến bạn nhất định phải lót sàn gỗ văn phòng

Nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu lót sàn cho văn phòng công sở và còn băn khoăn chưa biết nên chọn loại nào thì dưới đây là 4 lý do khiến bạn sẽ phải suy xét lát sàn gỗ ngay hôm nay.

Tạo tính chuyên nghiệp, sang trọng

Ván gỗ sở hữu những đường vân có họa tiết đặc sắc đem lại tính thẩm mỹ ấn tượng cho không gian. Văn phòng của bạn sử dụng gỗ ốp lát chắc chắn sẽ tăng được tính sang trọng và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.

Ốp ván sàn cho văn phòng mang lại không gian sang trọng và đẳng cấp cho công ty

Ốp ván sàn cho văn phòng giúp mang lại không gian sang trọng và đẳng cấp cho công ty

Sàn gỗ cách âm tốt

Sàn nhà bằng gỗ cũng được thiết kế với khả năng cách âm tốt. Đối với môi trường công cộng nhiều người qua lại thì sử dụng vật liệu lót nền có khả năng cách âm tốt là một giải pháp giảm tiếng ồn, tăng khả năng tập trung và giữ phép lịch sự.

Vật liệu tránh được trầy xước khi sử dụng ở nơi công cộng

Bởi phải tiếp xúc thường xuyên với giày dép đế nhọn, tần suất sử dụng cao nên khả năng chống trầy ở vật liệu lót sàn nơi công cộng rất được quan tâm. Sàn gỗ dành cho công trình công cộng được thiết kế bề mặt có khả năng chống mài mòn trên 2000 vòng quay giúp công trình của bạn tránh được những vệt xước chằng chịt mất thẩm mỹ.

Sàn gỗ văn phòng chống trầy xước tốt

Sản phẩm ván sàn chất lượng cho khả năng chịu được trầy xước khi sử dụng liên tục mỗi ngày

Tuổi thọ sử dụng lâu dài

Vòng đời sản phẩm sử dụng càng lâu dài đồng nghĩa với chi phí đầu tư càng thấp. Đây có lẽ là điều nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ván gỗ lát sàn có tuổi thọ trung bình từ 10 năm – 25 năm, hơn gấp đôi thậm chí gấp 3 lần thời gian sử dụng của các vật liệu khác như thảm. Một khoản đầu tư xứng đáng để nâng cấp thẩm mỹ cho văn phòng làm việc.

Tiêu chí lựa chọn sàn gỗ cho văn phòng làm việc

Lắp đặt cho công trình văn phòng khá đặc biệt, gia tăng cả tần suất lẫn số người sử dụng so với ván gỗ cho nhà ở. Vì vậy mà khi lựa chọn lót sàn gỗ cho văn phòng cũng cần có những tiêu chí khắt khe hơn.

Độ dày tấm ván

Ván sàn từ gỗ khá đa dạng về kích thước và độ dày. Độ dày phổ biến của ván gỗ từ 8mm – 12mm. Trong đó các loại dày 8mm được sử dụng rộng rãi trong ốp lát nhà ở dân dụng. Đối với các công trình thương mại, công cộng, sản phẩm sàn gỗ 12mm được ưu tiên khuyên dùng hơn. Các dòng ván 12mm sẽ đảm bảo được khả năng chịu lực và cách âm tốt hơn những dòng 10mm hay 8mm. Khi chọn vật liệu lát nền cho văn phòng hãy tính toán đến số lượng người sử dụng, tần suất sử dụng để có lựa chọn phù hợp nhất.

Độ dày tấm ván quyết định đến khả năng chịu lực của nền sàn ở khu vực văn phòng

Độ dày tấm ván quyết định đến khả năng chịu lực của nền sàn ở khu vực văn phòng

Chỉ số chống mài mòn

Đây là chỉ số nhiều người thường bỏ qua hoặc không biết nhiều đến chỉ số này. Chỉ số chống trầy, mài mòn được ký hiệu là AC trên thông tin của sản phẩm. Các công trình công cộng nên sử dụng các loại sàn có khả năng chống mài mòn từ AC4 trở lên để đảm bảo giày dép, chân bàn ghế, máy móc khi di chuyển không làm xước sàn nhà.

Chỉ số chống cháy lan

Một tiêu chí hết sức quan trọng đối với các công trình phục vụ trong các tòa nhà lớn đó là khả năng chống cháy của vật liệu. Để giảm thiểu tối đa về thiệt hại trong trường hợp rủi ro có hỏa hoạn, bạn nên cân nhắc các sản phẩm sàn gỗ đạt tiêu chuẩn chống cháy lan B1. Các loại ván sàn đạt tiêu chuẩn B1 là lựa chọn đảm bảo an toàn tính mạng cho người dùng.

Những sản phẩm ván sàn chất lượng cho khả năng chống cháy lan tuyệt đối

Những sản phẩm ván sàn chất lượng cho khả năng chống cháy lan tuyệt đối

Tiêu chí về an toàn sức khỏe

Ngoài ra thì tiêu chuẩn về sức khỏe cho người dùng cũng rất cần thiết. Không chỉ cần đảm bảo môi trường chuyên nghiệp cho nhân viên văn phòng mà còn phải đảm bảo môi trường lành mạnh, an toàn về sức khỏe để tăng năng suất làm việc của nhân viên. Tiêu chuẩn E là căn cứ để đánh giá mức độ an toàn với sức khỏe người dùng. Các loại ván sàn có chỉ số E1 hoặc E0 là sản phẩm đạt chứng nhận thân thiện với sức khỏe, bạn nên cân nhắc sử dụng những sản phẩm này.

Tính thẩm mỹ

Bên cạnh đó thì thẩm mỹ của vật liệu cũng góp phần vào việc decor phòng làm việc sao cho đẹp, sang trọng và chuyên nghiệp. Nên chọn màu sàn gỗ theo màu sắc chủ đạo của logo công ty hoặc thể hiện tinh thần chung của văn phòng.

Ván sàn nhập khẩu cho tính thẩm mỹ chân thực và tinh tế

Ván sàn nhập khẩu cho tính thẩm mỹ chân thực và tinh tế

Các loại sàn gỗ được sử dụng phổ biến để lát văn phòng làm việc

Nói về chủng loại của sản phẩm ván sàn từ gỗ khá đa dạng đem lại nhiều sự lựa chọn cho công trình của bạn.

Sàn gỗ tự nhiên lát văn phòng

Thuộc phân khúc sản phẩm cao cấp, ván gỗ tự nhiên được sử dụng chọn lọc phục vụ ốp lát phòng dành cho quản lý cấp cao, phòng họp. Ưu điểm của loại ván sàn này đó là tính thẩm mỹ chân thực, sang trọng tôn lên được nét quý phái cho không gian. Tuy nhiên giá thành sản phẩm khá cao nên chỉ phục vụ cho nhu cầu ốp lát không gian mang tính trang trọng, đẳng cấp.

Sàn gỗ công nghiệp ốp sàn văn phòng

Một lựa chọn phổ biến nhất cho hạng mục lát sàn nơi làm việc công sở là sàn gỗ công nghiệp. Ván gỗ công nghiệp có ưu điểm giá thành phải chăng, không hạn chế về mẫu mã và có khả năng chống mối mọt, chống ẩm tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích lát sàn. Sử dụng gỗ công nghiệp lót sàn văn phòng là phương án đem lại nhiều lợi ích mà bạn đang tìm kiếm.

sàn gỗ công nghiệp lát văn phòng

Lựa chọn ván sàn công nghiệp giúp mang lại chất lượng và thẩm mỹ hoàn hảo cho công trình

Sàn gỗ nhựa văn phòng

Ngoài ra thì một loại vật liệu khác cũng được một số văn phòng sử dụng đó là sàn nhựa giả gỗ. Vật liệu được cấu tạo chủ yếu từ nhựa và được phủ lớp vân gỗ trang trí trên bề mặt. Ưu điểm của sản phẩm là kháng nước 100%, chống ẩm mốc. Tuy nhiên sản phẩm có độ dày chỉ khoảng 4mm, khá khiêm tốn nên chỉ phù hợp lắp đặt cho các khu vực phụ như ban công, công trình vệ sinh.

Sàn gỗ nhựa cho văn phòng

Sàn nhựa hèm khóa cao cấp cũng phù hợp cho ốp không gian phòng sếp.

Đơn vị thi công sàn gỗ văn phòng uy tín, bảo hành chính hãng

Nếu bạn đang muốn nâng cấp môi trường làm việc bằng việc ốp ván sàn, thì chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đơn vị thi công văn phòng sàn gỗ đẹp uy tín, đầy đủ chính sách bảo hành. Floordi được biết đến là hệ thống phân phối sàn ván gỗ nhập khẩu cao cấp có mạng lưới cửa hàng khắp toàn quốc. Với kinh nghiệm gần 10 năm thi công nhiều dự án lớn nhỏ từ công trình thương mại đến nhà ở dân dụng, Floordi là đơn vị hợp tác chiến lược của nhiều chủ đầu tư lớn được đánh giá cao về năng lực cung cấp vật liệu và thi công. Đây sẽ là lựa chọn đáng tin cậy để bạn gửi gắm niềm tin tân trang lại văn phòng làm việc.

Đơn vị thi công sàn gỗ văn phòng uy tín

Tư Vấn Sàn Gỗ là một trong những đơn vị có đội ngũ thi công được đào tạo chuyên nghiệp.

Lát sàn gỗ cho văn phòng là xu hướng thiết kế hiện đại tại nhiều tòa nhà lớn. Ván sàn từ gỗ công nghiệp cũng được dự báo sẽ là vật liệu được ưu tiên trong các công trình thương mại, công cộng trong tương lai. Nhấc máy lên gọi cho chúng tôi để được tư vấn và khảo sát công trình ngay hôm nay nhé!



source https://tuvansango.com/san-go-van-phong

Nên lựa chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn gạch để lát nền?

Việc lựa chọn vật liệu ốp lát cho sàn nhà rất quan trọng. Nên lát sàn gỗ công nghiệp hay gạch? Đây là câu hỏi mà người dùng quan tâm hàng đầu trong khâu hoàn thiện ngôi nhà. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu lát sàn trên thị trường. Sàn gỗ nổi bật với thiết kế sang trọng, giúp các căn nhà trở nên hiện đại, đem tới trải nghiệm tinh tế cho lối sống khác biệt. Trong khi đó, sàn gạch lại là dòng vật liệu truyền thống, có giá thành thấp hơn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sàn gỗ là xu hướng hiện đại còn sàn gạch là vật liệu truyền thống

Sàn gỗ là xu hướng hiện đại còn sàn gạch là vật liệu truyền thống

Có bao nhiêu loại sàn gỗ và sàn gạch hiện nay?

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp sàn gỗ và sàn gạch với các dòng sản phẩm, mẫu mã, kích thước đa dạng. Tuy nhiên, khi xét đến chủng loại, sàn ván gỗ có 3 loại chính là sàn tự nhiên, công nghiệp và nhựa giả gỗ. Trong khi đó, ốp gạch chỉ có 2 loại là gạch men bóng và gạch men nhám.

có bao nhiêu loại sàn gỗ và sàn gạch

Sàn gỗ công nghiệp hiện đang là dòng vật liệu được đại đa số người dùng đánh giá cao

Các loại gạch men đều có một đặc tính chung là làm từ đất sét nung cùng một số chất phụ gia khác, sau đó tráng lớp décor màu sắc lên bề mặt. Vì thế bài viết này không đề cập đến tính chất riêng lẻ của 2 loại gạch. Đối với sàn gỗ, 3 loại vật liệu nêu trên có những đặc tính và cấu tạo khác nhau, bài viết này tập trung phân tích sàn công nghiệp vì mức độ phổ biến của loại sàn này trên thị trường.

So sánh sàn gỗ công nghiệp và sàn gạch

Để cung cấp thông tin khách quan hơn về sàn gỗ công nghiệp và sàn gạch, đầu tiên hãy cùng phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai dòng vật liệu này.

Ưu và nhược điểm của sàn gỗ

Ưu điểm sàn gỗ

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu thân thiện với môi trường khi cốt gỗ được cấu tạo từ thành phần chính là lấy từ bột gỗ tự nhiên có độ nén cao. Loại sàn này cho khả năng chống nước, chống thấm, chống mọt mối vượt trội nhờ vào công nghệ ép chặt ván gỗ cùng các lớp bảo vệ bề mặt, lớp trang trí, lớp đế cân bằng lại với nhau. Nhờ cấu trúc đặt biệt này, ván gỗ công nghiệp sở hữu độ bền vượt trội theo thời gian.

Mẫu mã đa dạng, mô phỏng chân thật vân gỗ, màu sắc tự nhiên phù hợp với mọi phong cách trang trí. Đặc biệt, khi nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng nâng cao. Sàn gỗ công nghiệp chính là cái tên được người dùng ưu ái lựa chọn cho các công trình từ dân dụng đến cộng đồng. Việc lắp đặt sàn gỗ cũng rất dễ dàng khi hầu hết các loại sàn đều trang bị hệ thống hèm khóa thả nổi trên nền nhà. Do đó, việc ốp lát không mất nhiều thời gian thi công và không đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.

So sánh giữa sàn gỗ và sàn gạch

Ván gỗ công nghiệp nổi bật với thiết kế sang trọng và chất lượng vượt trội

Nhược điểm sàn gỗ

Giá thành cao hơn gạch men và một số vật liệu ốp lát khác. Bởi chất lượng và giá thị thẩm mỹ của ván sàn mang lại rất cao. Độ bền sản phẩm cũng có thể bị ảnh hưởng nếu người dùng không biết cách sử dụng, bảo quản và vệ sinh. Chỉ có thể sử dụng cho mặt phẳng, không thể uống cong hay cắt ghép tùy ý.

Ưu và nhược điểm của sàn gạch

Ưu điểm của sàn gạch

Gạch men có độ chống nước tuyệt đối. Dù ở trong điều kiện, môi trường ngập nước cũng không thay đổi kết cấu, bề mặt. Sản phẩm cho độ bền cao dù sử dụng ở điều kiện nào. Chỉ cần bạn không sử dụng các vật sắc nhọn ma sát hoặc các vật nặng va đập vào bề mặt sàn, nền gạch sẽ đảm bảo độ bền tuyệt đối. Hầu như không có bất cứ loại vật liệu nào có thể cạnh tranh với loại sàn này về thời hạn sử dụng. Dòng vật liệu này cũng dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Sàn gạch không đòi hỏi bất cứ loại sản phẩm chuyên dụng nào để làm sạch bề mặt. Giá rẻ là một trong những ưu điểm nổi bật giúp sàn gạch được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở dân dụng.

Sàn gạch với nhiều mẫu mã hơn

Sàn gạch với nhiều mẫu mã tuy nhiên không được đánh giá cao về tính chân thật và tinh tế

Nhược điểm của sàn gạch

Không thân thiện với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong chất liệu cấu tạo nên gạch men có sử dụng thêm kẽm, sắt, chì. Nếu dùng lâu dài, các hợp chất kim loại có trong sản phẩm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Việc thi công tốn nhiều thời gian và đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, tay nghề cao. Việc sửa chữa cũng rất khó khăn khi phải đập bỏ toàn bộ gạch cũ và thay thế gạch mới, hoàn toàn không tận dụng được gạch đã qua sử dụng. Tuy mẫu mã đa dạng nhưng sàn gạch không được đánh giá cao bằng sàn gỗ về mức độ sang trọng, tinh tế trong ứng dụng thiết.

Sàn gỗ và sàn gạch loại nào tốt hơn?

Để có thể đánh giá dòng vật liệu nào tốt hơn cần xem xét ở nhiều khía cạnh về giá thành, chất lượng, thiết kế mẫu mã, cách thức thi công lắp đặt, cách vệ sinh sàn nhà, tính cơ động, … của sản phẩm. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây để đưa ra cho mình câu trả lời chính xác.

Giá thành sản phẩm

Sàn gạch giữ lợi thế hơn sàn công nghiệp về giá cả khi sản phẩm được bán trên thị trường ở mức khá rẻ, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng. Trong khi đó, ván sàn có giá cao hơn bởi chất lượng và tính thẩm mỹ của dòng vật liệu này mang lại rất cao, chỉ cần ốp sàn gỗ ngôi nhà của bạn sẽ trở nên sang trọng và ấn tượng vô cùng.

Giá thành sàn gỗ cao hơn sàn gạch

Vì chất lượng và tính thẩm mỹ của sàn gỗ cao hơn sàn gạch nên giá cũng cao hơn

Chất lượng sản phẩm

Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có độ bền khá cao với khả năng chịu lực, chống va đập tốt nhờ cốt gỗ cứng và bề mặt trang bị lớp bảo vệ chắc chắn. Trong khi đó, vẫn chưa có một thử nghiệm nào về độ bền chính xác của sàn gạch. Trong điều kiện không bị va đập mạnh, loại sàn có thể được sử dụng lâu dài.

Sàn gỗ công nghiệp được cải tiến phù hợp với mọi điều kiện sử dụng

Sàn gỗ công nghiệp được cải tiến phù hợp với mọi điều kiện sử dụng

Mẫu mã thiết kế

Sàn gạch có mẫu mã, hoa văn trên bề mặt đa dạng. Trong khi sàn gỗ chỉ có sự thay đổi màu sắc và họa tiết vân gỗ. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ sang trọng, chất liệu gỗ lại chiếm ưu thế hơn rất nhiều bởi nó mang lại sự chân thực, tinh tế trên từng đường vân gỗ.

Thiết kế bề mặt sàn gỗ cho sự chân thực và tinh tế hơn sàn gạch men

Thiết kế bề mặt sàn gỗ cho sự chân thực và tinh tế hơn sàn gạch men

Thi công lắp đặt

Việc thi công sàn gỗ vô cùng dễ dàng, nhanh chóng. Tất cả các loại sàn công nghiệp hiện đại đều trang bị hệ thống hèm khóa thả nổi trên sàn nhà. Đây là bước cải tiến vượt trội của ván gỗ mà không loại vật liệu nào có được. Trong khi sàn gạch vẫn sử dụng chất kết kính truyền thống, mất nhiều thời gian và khó khăn hơn khi lắp đặt.

Tính cơ động

Sàn gạch sử dụng xi măng để cố định vật liệu với nền nhà. Một khi đã lắp đặt, rất khó sửa chữa hoặc tháo lắp. Cách duy nhất là đập vỡ hết bề mặt sàn và xây mới lại. Đối với sàn gỗ, quá trình sửa chữa hoặc thay mới vô cùng dễ dàng, bạn chỉ cần tháo các khớp nối là có thể sửa chữa một cách dễ dàng.

Nên lát sàn gỗ công nghiệp hay sàn gạch?

Qua những phân tích và so sánh trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời. Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của mỗi người mà sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, tuvansango vẫn sẽ cho bạn một số gợi ý mang tính chính xác cao.

nên lát sàn gỗ công nghiệp hay gạch men

Sàn gỗ phù hợp với mọi phong cách nội thất mang lại sự sang trọng bậc nhất

Nếu bạn không phải là người đòi hỏi tính thẩm mỹ cao với những thiết kế sang trọng, đơn giản thì sàn gạch là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn sở hữu một không gian sống hiện đại với những thiết kế tinh tế, chân thực cùng chất liệu bền chắc, thân thiện với người dùng và môi trường, khuyên bạn nên lựa chọn sàn gỗ. Tuy giá thành cao hơn nhưng bạn sẽ tiết kiệm được từ các khoảng thi công, bảo hành và có thể tái sử dụng sau khi sửa chữa. Ngày nay, việc lựa chọn sản phẩm không chỉ xem xét đến chất lượng hiện tại mà khách hàng con quan tâm đến những giá trị khởi tạo cho tương lai. Đó cũng chính là lý do vì sao sàn công nghiệp ngày càng được ưa chuộng trong hầu hết các không gian nội ngoại thất.

Có nên lắp đặt sàn gỗ trên nền gạch cũ không?

Nếu bạn ở chung cư thì chung cư nên lát sàn gỗ hay gạch? Câu trả lời là nên chọn sàn gỗ để ốp. Còn trường hợp khi ngôi nhà của bạn đã sử dụng gạch men để ốp nền quá lâu khiến không gian ngôi nhà không còn đẹp và sạch thoáng như trước thì khuyên bạn nên lựa chọn sàn gỗ công nghiệp để thay thế. Như đã phân tích, sàn công nghiệp là loại vật liệu hiện đại, dễ dàng thi công lắp đặt và sửa chữa, nên đổi mới nếu bạn không còn thích mẫu mã cũ. Ngoài ra, ván sàn sẽ luôn giữ vẻ đẹp như ban đầu trong thời gian dài. Bạn sẽ không phải lo vật liệu bị xuống cấp sau thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, việc lắp đặt ván sàn trên nền gạch bằng phẳng càng giúp việc lắp đặt, thay thế thuận tiện hơn. Bạn sẽ có một trải nghiệm sống hoàn toàn khác biệt khi nâng cấp căn nhà của mình bằng ván ốp công nghiệp. Sự đẳng cấp cùng các ưu điểm tuyệt vời mà loại vật liệu này mang lại chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Có nên lát sàn gỗ trên nền gạch cũ không

Nếu nền gạch đã cũ bạn nên thay thế bằng sàn gỗ để mang lại vẻ đẹp lâu dài cho không gian

Lưu ý khi lựa chọn sàn gỗ thay thế sàn gạch

  • Thứ nhất: nên kiểm tra bề mặt và cấu trúc nền nhà. Đối với những căn nhà lâu năm, lớp nền bị xuống cấp, nên tiến hành thi công cải tạo lại trước khi lắp sàn gỗ. Lưu ý, bạn cần sử dụng xốp lót sàn bảo vệ chuyên dụng ốp nền trước khi lắp đặt.
  • Thứ hai: trước khi lắp đặt lên kiểm tra độ bằng phẳng của sàn nhà. Ván gỗ là chất liệu dễ bị lệch hèm gây ra tiếng kêu ót ét hoặc cong vênh nếu sử dụng trong thời gian dài. Bề mặt bằng phẳng sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm cách trọn vẹn.
  • Thứ ba: đừng quên vệ sinh bề mặt sạch sẽ, đảm bảo bề mặt sàn được khô ráo trước khi lắp đặt sàn gỗ cho căn nhà của bạn.
  • Cuối cùng: lựa chọn đơn vị cung cấp và thi công uy tín, chế độ bảo hành rõ ràng sẽ giúp bạn an tâm tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng.

nen lat san go hay san gach 10

Lựa chọn đơn vị cung cấp trọn gói giải pháp ốp lát giúp bạn tiết kiệm chi phí cách tối đa.

Nên lát sàn gỗ hay gạch cho nhà ở? Qua những thông tin trên, chắc chắn đã phần nào cho bạn câu trả lời chính xác. Tuvansango là đơn vị phân phối, lắp đặt uy tín trong lĩnh vực nội ngoại thất. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và tham khảo các dòng sàn cho ngôi nhà của mình thì đừng ngại hãy gọi ngay đến số hotline 0931 833 833 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí! Chúng tôi cung cấp trọn gói giải pháp ốp lát cho các công trình từ đơn giản đến phức tạp với quy mô đa dạng.



source https://tuvansango.com/nen-lat-san-go-hay-gach

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Solid wood là gì? Tìm hiểu thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành gỗ

Trong lĩnh vực nội ngoại thất nói chung và sản xuất gỗ nói riêng, có rất nhiều tài liệu được viết bằng tiếng Anh mà không có bản dịch tiếng Việt. Đặc biệt, đây cũng là ngành nghề đòi hỏi cập nhật kiến thức liên tục để đáp ứng với các đặc thù công việc có liên quan. Việc hiểu rõ các khái niệm chung, các từ khóa, từ vựng tiếng anh chuyên ngành gỗ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm tiếp cận hơn với kiến thức hữu ích.

Solid wood là gì

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành gỗ giữ vai trò quan trọng trong ngành nội thất

Solid wood là gì?

Còn được gọi là gỗ tự nhiên nguyên thanh. Là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành sàn gỗ để phân biệt với gỗ ghép thanh. Gỗ solid nguyên thanh được cấu tạo từ những tấm gỗ thịt, có cấu trúc đặc không rỗng được ghép lại với nhau tạo thành tấm ván với chiều dài nhất định. Áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, các tấm sàn solid nguyên thanh luôn đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ nguyên bản của bề mặt gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, giá thành khá đắt, khả năng chịu nước cũng không cao. Do vậy, người dùng vẫn chuộng sàn gỗ kỹ thuật ghép thanh Engineer hơn.

Sàn gỗ nguyên thanh (Solid wood)

Sàn gỗ nguyên thanh (Solid wood) là thuật ngữ được dùng phổ biến trong ngành nội thất

Tầm quan trọng về các thuật ngữ tiếng anh trong ngành nội thất

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiếng anh trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực nội thất gỗ, việc trang bị những vốn từ tiếng anh chuyên ngành là vô cùng cần thiết. Ngành nội thất là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh với ước tính tăng trưởng 9,4%/ năm. Theo báo cáo của Dongsuh Furniture về thị trường nội thất, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ hai Châu Á về xuất khẩu nội thất ra thị trường thế giới. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội thất cần quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi ngoại ngữ, điều này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và nội thất gỗ nói riêng.

Thuật ngữ tiếng anh chuyên nganh gỗ

Hiểu được các từ vựng chuyên ngành giúp bạn hiểu hơn về ngành nội ngoại thất

Những ai nên tìm hiểu các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành gỗ?

Như đã đề cập, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nội thất là những đối tượng cần tìm hiểu các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành. Dù bạn hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, hiểu biết và sử dụng được ngoại ngữ thứ 2 liên quan đến ngành nghề luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn tiến xa hơn trên con đường mình đang theo đuổi.

Hoặc nếu bạn chỉ là một người tiêu dùng và không hoạt động trong ngành nội thất, bạn cũng nên quan tâm đến những từ vựng liên quan đến gỗ. Xuất phá từ việc ngày nay, trên thị trường đồ gỗ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các thuật ngữ bằng tiếng anh về các thông số kĩ thuật, các loại gỗ phổ biến, v.v… Việc tìm hiểu và có kiến thức về những điều này sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn đúng đắn cho các sản phẩm về gỗ cho ngôi nhà của mình. Bạn không cần phải học thuộc và ghi nhớ tất cả, hãy xem bài viết này là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích khi cần!

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành gỗ thông dụng nhất hiện nay

Các bộ từ vựng trong bài viết này là những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong lĩnh vực sàn gỗ và nội thất. Bài viết chỉ chọn lọc những từ ngữ phổ biến có thể bạn sẽ thương xuyên gặp phải khi tìm hiểu về chuyên ngành này. Hãy xem đây là nguồn từ khóa bổ ích để tìm hiểu thêm về ngành nghề này.

Tiếng anh chuyên ngành gỗ cơ bản

  • HDF (High Density Fiberboard): Ván sợi mật độ cao – Đây là tên một loại cốt gỗ trong sản xuất gỗ công nghiệp dựa trên đặc tính có cấu trúc nén chặt, tỷ trọng bột gỗ cao. Nhờ đặt tính này mà các loại gỗ công nghiệp có cốt HDF thường có khả năng chịu nước, chống mối mọt, độ bền cao, thường được sử dụng cho các loại gỗ lát sàn, ốp tường và ngoại thất ngoài trời.
  • MDF (Medium Density Fiberboard): Ván sợi mật độ trung bình – Loại cốt gỗ này có cấu trúc nén chặt cao, tỷ trọng trung bình nên có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên không bị đàn hồi hay co ngót. Vì đặc tính này nên cốt MDF thường được dùng cho các đồ dùng nội thất như giường, tủ, bàn ghế, …
  • MFC (Melamine Faced Chipboard): Ván gỗ có lớp phủ melamine trên bề mặt. Đây là loại cốt gỗ được lấy từ những cây gỗ chuyên canh để sản xuất MFC – những cây sản xuất ngắn ngày, nhỏ như keo, bạch đằng. Keo kết hợp với bột gỗ, sau đó phủ lớp nhựa melanine lên bề mặt để tạo độ dày. Loại ván gỗ này được sử dụng rộng rãi cho các nội thất văn phòng, nhà ở như bàn ghế, tủ, kệ vì tính thân thiện với môi trường cũng như giá thành phù hợp với điều kiện dân dụng.
  • Weight /weɪt/: Khối lượng của gỗ (kg)
  • Specific Gravity /ˈden.sɪ.ti/: Trọng lượng riêng của gỗ = khối lượng/thể tích. Mỗi loại gỗ sẽ có một trọng lượng riêng khác nhau phụ thuộc vào: độ tuổi gỗ, tỉ lệ gỗ già, …
  • Checks /tʃekz/: vết rạn – Các vết nức này xuất hiện theo chiều dọc ở hai đầu lớp cắt gỗ khi việc làm khô vượt qua độ trương nở cho phép.
  • Durability /dʊr.əˈbɪl.ə.t̬i/: Độ bền của gỗ.
  • Wood Grain /wʊdˈɡreɪn/: Vân gỗ – Là đường nét tự nhiên của các thớ gỗ đặc trưng cho tuổi thọ, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng của cây.
  • Hardness/ˈhɑːrd.nəs/: Độ cứng của gỗ – Khả năng gỗ chịu các vết va đập, ma sát ma không bị biến dạng bề mặt hay cấu trúc.
  • Moisture content /ˈmɔɪs.tʃɚ ˈkɑːn.tekst/: Độ ẩm của gỗ – Tỷ lệ % của nước trong mỗi khối lượng gỗ. Tỷ lệ này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nội thất sau như tuổi thọ, thẩm mỹ của sản phẩm.
  • Warp /wɔːrp/: Sự cong vênh – Bề mặt của gỗ không còn được như ban đầu mà xảy ra hiện tượng nhô lên gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Shrinkage /ˈʃrɪŋ.kɪdʒ/: Sự co ngót của gỗ xảy ra khi độ ẩm dưới mức bảo hòa.
  • Expansion /ɪkˈspæn.ʃən/: Sự dãn nở của gỗ xảy ra khi độ ẩm vượt quá mức cân bằng.

Từ vựng tiếng anh về các loại gỗ phổ biến

  • Walnut wood /ˈwɑːl.nʌt wʊd/: Gỗ óc chó – Với đặc tính ươm trông dễ dàng, gỗ óc chó có giá thành khá rẻ. Thường thấy loại cây này tập trung ở các vùng Đông Mỹ. Đây là loại gỗ có màu sắc và vân gỗ tự nhiên rất đẹp, thớ gỗ mịn bền và dễ gia công, đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng cho các đồ dùng nội thất.
  • Ebony/ˈeb.əi/: Gỗ mun – Là loại gỗ hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Đây là loài cây sinh sôi khá chậm, có màu đen, khá chắc chắn. Khi được đánh bóng, bề mặt gỗ rất mịn, có màu “đen mun” vì thế các sản phẩm từ loại gỗ này thường rất đẹp và có độ bền cao. Ở nước ta, gỗ mun phân bố ở các địa điểm như: Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Bình, Khánh Hòa.
  • Rosewood/ˈroʊz.wʊd/: Gỗ cẩm lai (Gỗ trắc) – Cũng như gỗ mun, gỗ trắc nằm trong danh sách những loại gỗ quý cần được bảo tồn, có tốc độ sinh trưởng chậm từ 50 – 60 năm, bề mặt có các đường vân nhỏ, thô nhưng chắc chắn. Ở Việt Nam, loại cây này phân bố ở các vùng Quảng Nam, Đà Nẵng hay Tây Ninh, Đồng Nai là những khu vực đất ẩm, ven sông, suối, đồng bằng phù sa màu mỡ hoặc đất tầng feralit xám trên cát, rất thích hợp cho sự phát triển của loại cây này.
  • Pine Wood /paɪn wʊd /: Gỗ thông – Loại cây phát triển mạnh ở các vùng ôn đới có khí hậu lạnh như cao nguyên Việt Nam. Cây thông thường thẳng, đứng, sinh trưởng nhanh nên việc khai thác, gia công dễ dàng. Màu sắc, vân gỗ đẹp, giá thành vừa phải, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
  • Iron wood /ˈaɪərn wʊd/:Gỗ lim – Loài cây quý hiếm có cấu trúc cứng chắc. Do đó khối lượng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường. Gỗ lim có màu nâu thẫm, có khả năng chịu lực nén tốt và chống ẩm cao. Khi ngâm dưới bùn nhiều năm, gỗ lim sẽ chuyển qua màu đen, sau khi xử lý sẽ trở thành màu sắc tương tự gỗ mun. Bên cạnh đó, một số loại gỗ lim còn có mùi hương đặc trưng. Vì thế, đây được xem là loại gỗ quý hiếm và đắc đỏ hơn những loại gỗ thông thường.
  • Oak wood /oʊk wʊd /: Gỗ sồi – Là loại gỗ ngoại nhập từ các nước Châu Âu có khí hậu ôn đới như Anh, Thủy Điển. Gỗ sồi có khả năng chống thấm nước cao vì kết cấu chắt chẽ nên thường được ứng dụng làm cái loại nội thất ngoài trời.
  • Bamboo wood/bæmˈbuː wʊd/: Gỗ tre – Là loại gỗ được sản xuất từ phương pháp ghép nan tre hoặc sợi tre lại tạo thành một khối có độ cứng cao. Tùy vào mục đích sử dụng mà nam gỗ tre có cấu trúc từ 1 lớp hoặc nhiều lớp tre ghép lại với nhau. Gỗ tre có ưu điểm là độ bền cao, khó trầy xước.
  • Fokienia: Gỗ Pơ Mu hay còn gọi với một số tên như Đinh Hương, Mạy Vạc, Tô Hạp – Là loài cây có phân bố chủ yếu ở các vùng Miền Bắc Việt Nam như Bắc Giang, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La đến các vùng ở Đông nam Trung Quốc như Chiết Giang, Quý Châu, Phúc Kiến. Gỗ Pơ Mu có cốt gỗ đặc, bền, vì thế có khả năng chống ẩm mốc, mọt mối, trọng lượng nhẹ, không bị cong vênh khi khai thác nên đây là loại gỗ phổ biến để chê tạo các đồ dùng bằng gỗ.

Từ vựng về các thông số kỹ thuật

  • AC (Abrasion Criteria): Chỉ số chống mài mòn – Thông số về khả năng chịu mài mòn của gỗ công nghiệp có các cấp độ từ AC1 – AC6. Chỉ số này càng cao chứng tỏ gỗ càng có khả năng chống mài mòn tốt. Đây là tiêu chí quan trọng để quyết định ván gỗ được lắp đặt ở vị trí nào.
  • Class: Chỉ số chịu lực – Chỉ số này càng lớn thì chỉ số chịu lực của tấm ván càng cao. Chỉ số này thường được nhà sản xuất kết hợp với AC để khuyến nghị nên lắp đặt vật liệu ở vị trí nào gồm Class 21, 22, 23, 31, 32, 33 tương ứng với AC1 – AC6. AC/Class càng cao thì càng phù hợp với các công trình có áp lực lớn, độ ma sát cao, việc di chuyển nhiều.
  • Chỉ số chịu va đập IC: là khả năng chịu lực tác động của sàn gỗ mà không bị biến dạng bề mặt. Hầu hết các sản phẩm gỗ ngày nay đều có IC2.
  • Chỉ số chống cháy (B): là chỉ số về khả năng chịu lửa theo quy định BS EN13501 Châu Âu. Nhờ lớp bề mặt thủy tinh dày, các loại sàn có chỉ số B1 là loại sàn có khả năng chống cháy tốt. Ở mức B2 là loại sàn có khả năng chống cháy không cao, nên cân nhắc khi sử dụng.
  • Khả năng chịu nước: các loại gỗ công nghiệp có cốt HDF là những loại có khả năng chịu nước tốt nhất. Các loại gỗ có cốt MDF, MFC có khả năng chịu nước kém, dễ thấm nước, ẩm mốc.

Một số từ vựng liên quan khác trong ngành

  • Architecture: kiến trúc
  • Fixed furniture: nội thất cố định
  • Interior: nội thất
  • Interior design: thiết kế nội thất
  • Wooden floor: sàn gỗ
  • Wooden bar: lam gỗ
  • Parquet: sàn lót gỗ
  • Batten: ván lót
  • Hinge: bản lề
  • Gluing: mức độ gia công bám dính của keo với gỗ
  • Basket-weave pattern: họa tiết dạng đan rổ
  • Chequer-board pattern: họa tiết sọc ca rô
  • Repeat: hoa văn trang trí theo cấu trúc lặp lại giống nhau
  • Wood core: cốt gỗ
  • Laminated floor: sàn gỗ nhiều lớp
  • Fire retardant: (chất liệu) cản lửa
  • Substrate: lớp nền
  • Brick: gạch
  • Gravel: sỏi
  • Cement: xi măng
  • Plaster ceiling: trần thạch cao

Mẹo ghi nhớ các từ vựng ngành gỗ nhanh chóng, dễ dàng

Nếu chỉ học và ghi nhớ, bạn sẽ không nhớ được nghĩa của từ trong thời gian dài. Hãy kết hợp cùng việc đọc các tài liệu có liên quan để ghi nhớ mặt chữ lâu hơn. Sau khi đã ghi nhớ mặt chữ và ý nghĩa, hãy cố gắng đọc thành tiếng các từ này. Việc học không chỉ dừng lại ở khả năng đọc – hiểu mà còn sử dụng để giao tiếp. Hãy tưởng tượng đến việc khi đi gặp đối tác, khách hàng và bạn không thể phát âm dù hoàn toàn có vốn thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành phong phú, mọi cố gắng đều trở nên vô nghĩa khi học mà không kết hợp thực hành.

Các tài liệu ở dạng file nghe hoặc video cũng sẽ là nguồn tài liệu bạn nên tham khảo. Lắng nghe nhiều không chỉ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ, luyện khả năng nghe ngoại ngữ mà còn bổ trợ rất lớn đến việc phát âm của bạn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về các thuật tiếng anh chuyên ngành gỗ, liên hệ ngay qua số hotline 0931 833 833 để được cập nhật thêm các tài liệu tiếng anh bổ ích liên quan đến chuyên ngành nội thất. Hi vọng, những chia sẻ trên sẽ là nguồn tư liệu chuyên dụng giúp bạn tham khảo khi có nhu cầu.



source https://tuvansango.com/solid-wood-la-gi

Cách phục hồi sàn gỗ bị xước hiệu quả bạn cần biết

Trong quá trình sử dụng sàn gỗ, có lẽ hiện tượng trầy xước khá phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy bạn đã biết xử lý mặt sàn gỗ bị xước như thế nào là đúng cách và hiệu quả chưa? Tham khảo ngay những mẹo dưới đây để khôi phục lại tính thẩm mỹ cho sàn nhà.

Chọn sàn gỗ có khả năng chống trầy cao

Chọn sàn gỗ có khả năng chống trầy cao giúp bảo vệ bề mặt sàn luôn như mới

Cách nhận biết bề mặt sàn gỗ bị xước

Hiện tượng trầy xước ở ván gỗ không quá hiếm gặp và cũng dễ dàng để nhận biết. Sàn gỗ bị xước sẽ xuất hiện các vệt dài trên tấm sàn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do trong quá trình sử dụng bạn kéo lê vật nặng hoặc đồ nội thất trên sàn nhà. Hoặc cũng có thể do trẻ nhỏ chơi đùa, móng vuốt của vật nuôi cào lên bề mặt gây xước sàn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Đối với các vết xước trên sàn cũng chia ra nhiều cấp độ khác nhau, bạn có thể nhận biết qua việc quan sát.

Sàn gỗ bị trầy rất dễ nhận biết

Sàn gỗ bị trầy rất dễ nhận biết khi bạn quan sát trực diện ở phần bề mặt

Tấm ván bị xước nhẹ trên bề mặt

Trường hợp này thông thường tấm sàn chỉ bị xước ở lớp phủ bóng bề mặt, chưa tác động đến lớp vân gỗ. Để nhận biết bạn có thể sờ lên bề mặt sẽ cảm nhận được độ gồ ghề nhẹ, hoặc có thể quan sát theo hướng chiếu của ánh sáng sẽ nhận ra những vệt xước không theo hàng lối.

Sàn gỗ bị xước, bong tróc vân gỗ

Thông thường phải có lực co sát mạnh mới có thể khiến những vết xước tác động đến lớp vân gỗ này. Trường hợp này có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của sàn nhà.

Bề mặt bị trầy xước, bong tróc

Bề mặt bị trầy xước, bong tróc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian

Ván sàn bị nứt, xước sâu

Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất, sàn nhà của bạn đã phải chịu lực ma sát cực kỳ lớn có thể do kim loại sắc nhọn. Phần sàn bị hư hỏng nặng, lộ ra phần cốt gỗ, xuất hiện các rãnh, khe lớn.

Sàn gỗ bị xước ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tấm sàn?

Mặc dù hiện tượng trầy xước không nghiêm trọng như khi sàn bị trương phồng do ngâm nước hay khi sàn co giãn do nhiệt độ. Tuy nhiên, những dấu hiệu hư hỏng này cũng có ảnh hưởng nhất định đến công trình của bạn.

Sàn gỗ bị xước làm mất thẩm mỹ

Bảo vệ bề mặt sàn không bị trầy xước giúp mang lại vẻ đẹp lâu dài không gian nhà

  • Thứ nhất, sàn nhà bị xước chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn không gian của mình xuất hiện những vệt dài xấu xí trên sàn nhà đúng không?
  • Ngoài ra những vết xước còn có thể khiến nước trong quá trình vệ sinh ngấm xuống cốt gỗ, lâu ngày sẽ gây nấm mốc, hư hỏng.
  • Bên cạnh đó các vết trầy cũng là nơi dễ tích tụ bụi bẩn, khó vệ sinh. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người dùng từ vi khuẩn.

Những lưu ý trước khi xử lý sàn gỗ bị xước

Khác với các vật liệu lót sàn truyền thống như gạch hay đá, sàn ván gỗ là vật liệu khá đặc biệt cần chú ý trong quá trình sử dụng hay sửa chữa. Để xử lý sàn gỗ công nghiệp bị xước hiệu quả nhất trước tiên phải xác định được mức độ hư hỏng của tấm ván để có phương án phù hợp.

Không nên sử dụng hóa chất có tính bào mòn

Không nên sử dụng hóa chất có tính bào mòn khi khắc phục bề mặt sàn bị xước

  • Không sử dụng hóa chất có tính bào mòn khi đánh bóng sàn gỗ bị xước. Điều này sẽ khiến bề mặt bảo vệ của ván gỗ mỏng dần đi, không còn giữ được chức năng vốn có của nó.
  • Làm khô sàn trước khi làm mới sàn gỗ bị xước, không để sàn bị ngấm nước trong mọi trường hợp sửa chữa.
  • Nên bảo quản cẩn thận phần bị xước sau khi phục hồi. Vì những vị trí này dễ bị tổn thương hơn, dễ hư hỏng nặng ở những lần tiếp theo nếu có ma sát tác động.

Cách phục hồi sàn gỗ bị xước hiệu quả bạn nên biết

Những ai còn đang đau đầu vì gỗ lát sàn bị trầy xước thì bạn rất may mắn, giờ đây bạn có thể vứt bỏ hết những phiền muộn ra sau chỉ bằng những cách đơn giản dưới đây.

Dùng keo xóa vết xước chuyên dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo chuyên dụng để khắc phục sàn công nghiệp, sàn tự nhiên, sàn nhựa giả gỗ bị xước. Bạn chỉ cần bơm keo lên vết xước sau đó cán phẳng bề mặt là sàn gỗ sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên hãy lưu ý chọn màu keo trám đồng màu với sàn nhà bạn để tránh hiện tượng lệch tông khi xử lý.

Keo xóa vết xước chuyên dụng

Keo xóa vết xước chuyên dụng cũng có thể khắc phục một phần tình trạng sàn trầy xước

Dùng hơi nóng của bàn ủi

Với những vết trầy nhẹ ở lớp sơn bóng bảo vệ thì bạn có thể sử dụng hơi nóng của bàn ủi làm phẳng phần gồ ghề này. Đơn giản nhưng lại khá hiệu quả đó.

Dùng quả Hạnh Nhân hoặc quả Óc Chó

Trong hạt Hạnh Nhân và hạt Óc Chó có chứa lượng tinh dầu rất cao nên bạn có thể sử dụng hai loại quả này chà lên các vết xước nhỏ sẽ có tác dụng đánh bóng bề mặt và che phủ đi các vết xước không đẹp mắt. Thử vào bếp lấy một vài quả và tiến hành ngay để xem kết quả bất ngờ.

Dùng bã cà phê

Bã cà phê còn có thể được tái sử dụng để bù trám cho những vết xước ở sàn nhà của bạn đó. Dùng bã cà phê còn ẩm chà lên vết xước sau đó để khô tự nhiên, dùng khăn lau sạch những phần thừa rồi dùng sơn móng tay dạng trong suốt phủ lên những chỗ vừa trám là bề mặt sàn lại bóng đẹp rồi. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với những tấm sàn có màu đậm giống màu cà phê.

Bã cà phê cũng giúp hạn chế phần nào vết xước của sàn

Bã cà phê cũng giúp hạn chế phần nào vết xước của sàn

Dùng sáp màu, bột màu

Nếu gia đình của bạn có trẻ nhỏ thì hãy tìm ngay trong tủ đồ của con có sáp màu không nhé. Sử dụng bút sáp có màu tương tự để chà lên những vết xước cũng là ý hay đó. Vừa đơn giản lại không mất chi phí sửa chữa.

Tìm đến đơn vị bảo dưỡng sàn gỗ chuyên nghiệp

Trong trường hợp bề mặt sàn bị trầy xước nặng, tốt nhất hãy liên hệ với đơn vị sữa chữa uy tín để được thay mới hoặc có những phương án tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.

Đơn vị chuyên sửa chữa ván sàn

Nếu sàn bị xước nặng bạn nên tìm đến đơn vị chuyên sửa chữa ván sàn chuyên nghiệp

Với những cách chữa sàn gỗ bị xước trên đây hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công. Ngoài ra, sửa sàn bị xước đúng cách sẽ giúp bảo vệ sàn nhà bạn luôn như mới gần như 100%. Bạn cũng nên cẩn thận trong quá trình sử dụng để hạn chế tình trạng này.

Tiêu chí đánh giá khả năng chống xước ở sàn gỗ

Gặp tình trạng trầy xước thường xuyên nên nhiều người cũng tự đặt ra câu hỏi vậy sàn gỗ có khả năng chống xước không? Câu trả lời là có. Nhưng tại sao sàn nhà của bạn vẫn bị trầy? Ở sàn công nghiệp, đa số được thiết kế bề mặt chống trầy xước và được đo bằng tiêu chuẩn AC chống mài mòn. Tiêu chuẩn này có các mức từ AC1- AC6, trong đó AC6 là chỉ số thể hiện cho khả năng chống mài mòn cao nhất. Các loại sàn cao cấp AC6 thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như lát phòng hội nghị quốc tế, sân bay quốc tế, … Còn các loại từ AC5 trở xuống được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Tiêu chí đánh giá khả năng chống xước của sàn gỗ

Ván sàn đảm bảo các thông số kỹ thuật giúp nền sàn nhà bạn chống xước tốt

Các loại sàn được thiết kế bề mặt AC4 hoặc AC5 được đánh giá là chống xước tốt, có thể lắp đặt cho cả công trình dân dụng lẫn công trình công cộng. Nên khi đi chọn sàn gỗ bạn cũng nên đánh giá kỹ tiêu chí này để có những lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình tránh khỏi những vết xước mất thẩm mỹ nhé.

Chọn sàn gỗ nào có khả năng chống trầy xước tốt?

Để chọn được sàn gỗ chống trầy tốt ngoài cách dựa vào đánh giá tiêu chuẩn AC thì bạn cũng có thể dựa vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nên chọn các loại ván sàn được sản xuất bởi nhà máy uy tín, có thương hiệu để đảm bảo những thông tin cung cấp kèm theo sản phẩm là chính xác. Hiện nay trên thị trường, người tiêu dùng đánh giá cao các sản phẩm ván sàn được nhập khẩu từ Châu Âu. Trải qua quá trình đánh giá và kiểm tra khắt khe của liên minh EU, những sản phẩm có nguồn gốc từ đây luôn được khẳng định về chất lượng. Không chỉ có khả năng chống xước tốt mà còn có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Được thiết kế bề mặt chống mài mòn ở tiêu chuẩn AC4 – AC5, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, di chuyển đồ đạc cũng không gây ảnh hưởng đến bề mặt sàn.

Bạn nên chọn dòng sàn đảm bảo chất lượng

Bạn nên chọn dòng sàn có nguồn gốc sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất lượng

Nếu bạn đang muốn lắp đặt ván sàn chống xước cho ngôi nhà của mình, có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ theo hotline 0931 833 833 để được tư vấn chi tiết nhất về các sản phẩm ván sàn nhập khẩu cao cấp. Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng bạn đã biết được cách cách sửa sàn gỗ bị xước nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho ngôi nhà của mình.



source https://tuvansango.com/san-go-bi-xuoc

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Gỗ ốp chân tường là gì? Các kiểu ốp gỗ chân tường thông dụng nhất hiện nay

Nếu bạn muốn trang trí, tạo điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của mình thì ốp gỗ chân tường sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Rất nhiều ngôi nhà thay vì sử dụng nẹp sàn, gia chủ đã lựa chọn ốp phào gỗ cho chân tường. Hệ thống phào gỗ không chỉ đảm bảo được công năng che khoảng trống giãn nở ở sàn gỗ mà còn đem lại tính thẩm mỹ đẹp mắt cho không gian. Vậy bạn đã biết cách ốp chân tường bằng gỗ độc đáo, đẹp mắt chưa? Cùng tuvansango tham khảo ngay dưới đây!

ốp chân tường bằng gỗ

Ốp chân tường bằng gỗ mang lại điểm nhấn độc đáo cho không gian nhà ở

Gỗ ốp chân tường là gì?

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc ốp chân tường gỗ là gì thì đây sẽ là câu trả lời cho bạn! Ốp chân tường hay còn gọi là len/ phào – một phụ kiện khi lắp đặt sàn gỗ. Phần gỗ này sẽ được ốp trực trực tiếp vào chân tường vuông góc với mặt sàn và có chiều cao khoảng 7 – 15cm. Tùy theo sở thích mà nhiều người có thể lựa chọn kiểu phào gỗ chân tường basic dạng phẳng hoặc phào chỉ có phù điêu.

Gỗ ốp chân tường còn gọi là len hoặc phào

Ốp chân tường còn có tên gọi là len/ phào là phụ kiện cần thiết trong lắp đặt sàn gỗ

Tại sao nên ốp chân tường bằng gỗ thay vì lắp nẹp?

Chức năng chính của phào gỗ chân tường đó là che đi các khe trống giãn nở tiếp giáp giữa sàn gỗ và tường. Ngoài len phào, người dùng cũng có một lựa chọn khác có thể đáp ứng được mục đích này đó là nẹp sàn. Tuy vậy, nhiều người lại ưa chuộng ốp chân tường bằng gỗ hơn bởi những lý do dưới đây:

Sở hữu tính thẩm mỹ cao

Lắp nẹp cho sàn gỗ được nhiều người đánh giá là khá đơn điệu, không đem lại điểm nhấn cho không gian. Thay vào đó sử dụng phào gỗ chân tường lại giúp ngôi nhà của họ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều. Đây cũng là một cách trang trí được giới quý tộc phương Tây ưa thích cho không gian quý phái, sang trọng.

Ốp chân tường giả gỗ

Ốp chân tường giả gỗ sở hữu bề mặt chân thực mang lại sự sang trọng cho không gian

Dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ

Ngoài ra, phào gỗ còn có một ưu điểm hơn so với nẹp sàn đó là thuận tiện trong quá trình tháo dỡ để sửa chữa. Nếu chẳng may sàn nhà xảy ra hư hỏng cần sửa chữa thì việc tháo nẹp khá phức tạp và dễ gây cong, gãy thanh nẹp. Thế nhưng nếu sử dụng phào gỗ để ốp chân tường thì việc tháo dỡ sẽ đơn giản hơn cũng như không gây ảnh hưởng đến ván sàn trong quá trình tháo phào.

Bảo vệ chân tường không bị nấm mốc

Chân tường là vị trí hay bị nấm mốc và bụi bẩn bám vào. Do đó, việc sử dụng ốp gỗ chân tường sẽ giúp bảo vệ tường cũng như sàn nhà tốt nhất, điều mà nẹp sàn có thể không đáp ứng được.

Ốp chân tường bằng gỗ bảo vệ tường không bị nấm mốc, hạn chế bụi bẩn

Ốp chân tường bằng gỗ bảo vệ tường không bị nấm mốc, hạn chế bụi bẩn

Các mẫu gỗ ốp chân tường phổ biến

Không còn bị giới hạn trong các lựa chọn nên giờ đây, người dùng có thể có nhiều phương án cho việc trang trí nhà cửa bằng các mẫu gỗ ốp chân tường đẹp. Việc đa dạng về màu sắc, chất liệu và giá thành sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu, sở thích và cả tài chính. Cùng điểm qua những mẫu phào gỗ phổ biến được sử dụng nhiều nhất.

Phào chân tường gỗ tự nhiên

Một lựa chọn cao cấp thể hiện được sự quý phái và điểm nhấn hết sức ấn tượng cho không gian đó là dùng gỗ tự nhiên để ốp chân tường. Vật liệu này được xẻ nguyên thanh từ gỗ thịt có độ chắc chắn cao, màu sắc và đường vân sắc nét làm nổi bật được giá trị thẩm mỹ của căn phòng. Tuy nhiên, giá thành của loại này cũng cao hơn các loại vật liệu giả gỗ khác nên chủ yếu phục vụ cho phân khúc khách hàng cao cấp. Ngoài ra, phào gỗ tự nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công bởi mối mọt, gây tổn hại cho công trình.

Phào chân tường gỗ tự nhiên

Phào chân tường nhựa giả gỗ được sử dụng phổ biến hơn phào gỗ tự nhiên

Phào chân tường nhựa giả gỗ

Bên cạnh đó, ốp chân tường nhựa giả gỗ cũng là một lựa chọn được khá nhiều người yêu thích. Loại vật liệu này có ưu điểm đó là giá thành hợp lý, hoàn toàn chống nước và chống mối mọt. Sử dụng nhựa ốp chân tường vân gỗ là một giải pháp thông minh vừa đáp ứng được công năng vật liệu vừa đảm bảo tính thẩm mỹ tinh tế từ bề mặt decor vân gỗ, lại tiết kiệm chi phí.

Ốp chân tường nhựa giả gỗ

Ốp chân tường giả gỗ là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi không gian kể cả phòng ngủ

Phào chân tường nhựa đơn sắc

Nếu như bạn là người yêu thích sự hiện đại, năng động thì ốp nhựa chân tường đơn sắc chính là gợi ý lý tưởng cho không gian. Những gam màu cơ bản như trắng, ghi, vàng nhạt,… được nhiều nhà thiết kế ứng dụng vào trong các công trình sàn gỗ theo phong cách Minimalism, Scandinavian, Japandi,… Chắc chắn ngôi nhà của bạn sẽ thanh lịch mà vẫn giữ được sự tinh tế, uyển chuyển.

Phào chân tường đơn sắc

Đây cũng là kiểu dáng phù hợp cho những người yêu thích sự tinh giản, nhẹ nhàng

Các kiểu ốp gỗ chân tường thông dụng nhất hiện nay

Để decor ngôi nhà của mình thật ấn tượng với thiết kế phào gỗ ốp chân tường thì nhất định không thể bỏ qua những kiểu ốp đang được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Ốp chân tường nổi

Kiểu lắp đặt phổ biến nhất đó là ốp nổi gỗ lên bề mặt tường. Kiểu ốp này có ưu điểm đó là dễ dàng lắp đặt cũng như tháo dỡ khi cần thiết. Cách lắp đặt rất đơn giản chỉ cần dùng đinh hoặc keo dán chuyên dụng cố định phào chắc chắn vào phần tường cần lắp đặt. Lưu ý, cần lắp sát mặt sàn để cố định phần sàn tránh sự xê dịch, không chắc chắn khi di chuyển, cũng tránh để bụi bẩn lọt xuống khe hở này.

Kiểu ốp gỗ nổi

Kiểu ốp gỗ nổi lên bề mặt tường dễ dàng lắp đặt và tạo điểm nhấn cho không gian cách rõ nét.

Ốp chân tường chìm

Một phương án tinh tế và đẹp mắt hơn đó là ốp gỗ chìm vào phần chân tường. Kiểu lắp đặt này khá phức tạp, đòi hỏi tính tỉ mỉ cao để có công trình đẹp mắt. Phần tường sẽ được đục tạo ra một rãnh trống để đặt vừa phần phào gỗ vào sao cho phào và tường cùng nằm trên một mặt phẳng, không có phần gờ lồi ra. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao nhưng phương pháp lắp chìm có một nhược điểm lớn đó là khó khăn trong việc tháo dỡ khi muốn sửa chữa và phải sử dụng kèm nẹp trong quá trình lắp đặt.

Ốp chân tường kiểu chìm

Ốp chân tường kiểu nổi được ưa chuộng hơn ốp kiểu chìm.

Tùy theo mục đích người dùng hướng đến mà có thể chọn ốp chân tường theo một trong hai kiểu lắp đặt phổ biến trên đây. Nhìn chung, mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm, sự phù hợp còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người sử dụng.

Cách phối hợp phào gỗ chân tường hài hòa với sàn gỗ

Cách ốp gỗ chân tường như thế nào là đúng chuẩn? Để có không gian đem lại tính thẩm mỹ hoàn hảo nhất thì việc kết hợp phào ốp chân tường giả gỗ với sàn nhà như thế nào khá quan trọng. Vậy kết hợp như thế nào cho đúng, đẹp mắt? Tham khảo ngay tip dưới đây.

Chọn màu phào chân tường tương đồng với sàn gỗ

Cách được nhiều người áp dụng nhất là chọn màu phào chân tường nhựa có màu sắc tương tự với màu sàn gỗ. Sự giao thoa giữa sàn và tường sẽ có hiệu ứng hài hòa nhất bằng cách dùng phương pháp phối màu này. Bạn có thể chọn phào có bề mặt vân gỗ hoặc dạng đơn sắc nhưng nhất định phải trùng màu hoặc tương tự như ván sàn đang lắp. Đây cũng là cách an toàn nhất khi bạn không có ý tưởng đột phá nào cho thiết kế không gian của mình.

Chọn màu gỗ ốp đồng màu với sàn gỗ

Chọn gỗ ốp đồng màu với tường tường sẽ tạo không gian hài hòa cho tổng thể

Chọn phào gỗ chân tường theo màu thứ phát

Một cách nữa để chọn gỗ ốp tường là bạn quan sát tổng thể tông màu sắc của căn phòng từ màu tường, màu trần nhà, màu đồ nội thất,… để phân tích được các màu sắc có trong căn phòng. Sẽ có những màu chính và màu phụ làm nền. Thay vì chọn theo cách lấy màu chính của sàn làm cơ sở chọn màu tương đồng, bạn có thể chọn theo gam màu phụ trong căn phòng để làm nổi bật lên được vẻ đẹp của sàn gỗ.

Chọn gỗ ốp tường theo gam màu phụ trong căn phòng

Chọn gỗ ốp tường theo gam màu phụ trong căn phòng để làm nổi bật vẻ đẹp của sàn gỗ.

Chọn màu phào đối lập với màu sàn gỗ

Một cách rất hay nữa đó là chọn len phào theo màu tương phản với sàn nhà. Kiểu phối hợp này rất mạnh mẽ và cá tính. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ có tác dụng khi bạn là một người đủ tinh tế và am hiểu về mỹ thuật. Vì chỉ cần một chút thiếu tinh tế là không gian của bạn sẽ trở nên rời rạc, không ăn khớp với nhau. Với kiểu phối hợp này, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của nhà thiết kế sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất.

Chọn màu đối lập giữa gỗ ốp và tường

Nếu bạn yêu thích sự độc đáo, phá cách thì nên chọn màu đối lập giữa gỗ ốp và tường

Việc trang trí tạo điểm nhấn cho ngôi nhà ngày càng được chú trọng. Chúng tôi hy vọng với những thông tin vừa cung cấp, bạn sẽ chọn được mẫu gỗ ốp chân tường đẹp cho không gian của mình. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn về decor nhà cửa hãy liên hệ theo hotline 0931 833 833 chúng tôi sẽ phản hồi nhanh nhất tới bạn!



source https://tuvansango.com/go-op-chan-tuong

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Nên chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa cho gia đình bạn?

Lựa chọn nội thất luôn là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Đặc biệt, những loại nội thất mang tính quyết định cho cấu trúc nhà ở như vật liệu ốp lát cần được cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn lắp đặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh sàn nhựa và sàn gỗ để có những lựa chọn phù hợp nhất.

Nên chọn sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa

Lựa chọn loại sàn phù hợp giúp không gian sống gia đình trở nên sang trọng

Những điều bạn cần biết về sàn gỗ và sàn nhựa

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh về chất lượng giữa hai loại vật liệu này, người dùng cần quan tâm và lưu ý. Làm sao để chọn được dòng sàn nào phù hợp nhất cho gia đình của mình. Để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về hai loại sản phẩm này.

Sàn gỗ công nghiệp

Ngày nay, vì mức độ sử dụng ván sàn công nghiệp phổ biến hơn gỗ tự nhiên, bài viết chỉ tập trung phân tích về loại vật liệu này. Trên thị trường hiện nay, mỗi loại sàn đều có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và được gia công ở nhiều nơi trên thế giới. Từ những loại cao cấp như sàn Malaysia đến các loại có xuất xứ Trung Quốc. Chất lượng cũng như thiết kế bề mặt rất phong phú nên đối với những người không có nhiều hiểu biết về sàn gỗ khó có thể phân biệt. Tuy đa dạng về kiểu dáng nhưng hầu hết đều có chung cấu tạo gồm 4 lớp:

  • Lớp phủ bề mặt: đây là lớp trong suốt ở bề mặt sàn giúp chống xước, chống mài mòn, chống cháy, chịu lực.
  • Lớp giấy trang trí: lớp quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của sàn gỗ. Với thiết kế tinh xảo, lớp này mô phỏng hoàn hảo màu sắc và đường vân gỗ mang lại cảm giác chân thật cho sản phẩm.
  • Lớp cốt gỗ HDF: là lớp lõi bằng gỗ thật đảm bảo độ chắc chắn cho toàn bộ cấu trúc sàn.
  • Lớp đế cân bằng: giúp cân bằng lực tác động lên sàn và hỗ trợ chống ẩm.
Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp với chất lượng và thiết kế chân thực và tinh tế

Sàn nhựa giả gỗ

Sàn nhựa hay sàn nhựa giả gỗ là loại sàn có cấu trúc kết hợp bột đá và nhựa PVC. Do đó còn có tên gọi khác là sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite). Với cấu trúc này, sàn nhựa mang trong mình đặc tính bền dẻo cao. Bên cạnh đó, sàn nhựa cũng rất đa dạng về mẫu mã. Nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt giữa sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp. Khác với loại sàn trên, sàn nhựa có cấu tạo gồm 5 lớp:

  • Lớp bảo vệ bề mặt: tăng khả năng chống trầy xước, chống thấm nước cho bề mặt
  • Lớp chống mài mòn PVC: quyết định đến tuổi thọ, đảm bảo độ bền cho sản phẩm
  • Lớp film décor: tạo cho bề mặt sàn có thiết kế vân gỗ giống gỗ thật.
  • Lớp lõi SPC: chịu áp lực cho toàn bộ sàn, hỗ trợ làm giảm độ co ngót cho cấu trúc vật liệu.
  • Lớp đáy cân bằng: giúp cân bằng, giảm nén, đảm bảo sàn không bị biến dạng khi sử dụng.
Sàn nhựa đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường

Sàn nhựa đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của nhiều hộ gia đình hiện nay

Nên chọn sàn gỗ hay sàn nhựa?

Đây là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi tìm đến với tuvansango.com. Hiện nay, sản phẩm được phân phối trên thị trường vô cùng đa dạng, vậy nên lựa chọn sàn gỗ và sàn nhựa loại nào? Các loại sàn có cốt gỗ từ Malaysia hiện nay là loại sàn được đánh giá cao. Cốt gỗ đặc, được lấy từ rừng nhiệt đới với độ nén có tỷ trọng cao là những ưu điểm bạn không thể tìm thấy ở bất cứ loại sàn nào hiện nay. Nếu bạn là người ưa chuộng các sản phẩm từ châu Âu thì sàn gỗ Nga sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Loại sàn này có cốt gỗ lấy từ rừng tái sinh của Nga với độ bền vượt trội và thích ứng với mọi kiểu khí hậu trên thế giới. Ngoài ra, dòng sàn đến từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong số ít những dòng sàn được ưa chuộng tại Châu Âu mà bạn nên xem xét. Mang trong mình vẻ đẹp sang trọng, quý phái, tuy nhỏ gọn nhưng lại vô cùng bền bỉ với thời gian sẽ là một thương hiệu bạn không thể bỏ lỡ. Hoặc bạn đang tìm kiếm một sản phẩm với giá thành thấp thì các loại sàn đến từ Trung Quốc sẽ là một gợi ý cho bạn. Tuy giá rẻ nhưng loại sàn này vẫn đáp ứng được các tiêu chí cho các công trình dân dụng.

So sánh sàn gỗ và sàn nhựa

Sàn gỗ nhập khẩu chính hãng sở hữu chất lượng vượt trội cùng thiết kế bề mặt tinh xảo

Đối với sàn nhựa, bạn có thể xem xét đến loại sàn nhựa hèm khóa – đây là dòng có nhiều ưu điểm hơn các loại khác và được đánh giá cao tại Việt Nam. Nếu trước đây sàn nhựa dán keo khiến bạn phải băng khoăn vì mức độ chống nước thì loại vật liệu này sinh ra để cải thiện tình trạng này. Hệ thống hèm khóa chắc chắn, bạn không cần dùng thêm bất cứ phụ kiện nào để cố định các tấm ván lại.

So sánh sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa

So sánh sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ như thế nào là chính xác nhất? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn giữa hai loại vật liệu này, tuvansango sẽ cho bạn những tiêu chí khách quan nhất giúp bạn dễ dàng so sánh chất lượng giữa sàn gỗ và sàn ván nhựa.

Độ bền

Ở sàn gỗ công nghiệp, độ bền phụ thuộc rất lớn vào cốt gỗ, các loại sàn có cốt gỗ với độ nén tỷ trọng càng cao càng cho tuổi thọ lâu dài. Hiện nay, nhiều sản phẩm kém chất lượng sử dụng nguồn gỗ có xuất xứ không rõ ràng sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối ván sàn uy tín rất rõ ràng về chính sách bảo hành sẽ giúp bạn an tâm hơn khi lựa chọn.

Độ bền của sàn nhựa và sàn gỗ

Độ bền là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi lựa chọn sản phẩm

Đối với sàn nhựa, độ đặc cũng phụ thuộc vào lớp cốt SPC. Sản phẩm với tỷ lệ bột gỗ cao càng sử dụng bền bỉ. Ở những sản phẩm chất lượng, sàn nhựa hèm khóa sẽ cho độ bền tương đương với sàn gỗ công nghiệp.

Khả năng chịu nước

Khả năng chịu nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến như lớp lõi, lớp bảo vệ bề mặt và hèm khóa. Ở sàn ván gỗ, hệ thống hèm khóa có lớp phủ sáp nến giúp chống nước len lỏi vào các kẻ hở của ván. Bên cạnh đó, cốt gỗ có độ nén cao, lớp bảo vệ chất lượng đạt tiêu chuẩn là những yếu tố quan trọng giúp sàn gỗ công nghiệp có khả năng chịu nước khá tốt.

Dây chuyền sản xuất sàn gỗ Floorpan

Các loại sàn công nghiệp nhập khẩu thường cho khả năng chịu nước cao

Khả năng này của sàn nhựa hèm khóa luôn được đánh giá ở mức tốt cũng phụ thuộc vào kết cấu lớp cốt SPC. Lớp này càng được nén chặt với lượng gỗ cao sẽ không có các lỗ hở cho nước thấm vào. Bên cạnh đó, lớp nhựa PVC ở bề mặt cũng giúp sàn nhựa có thể lắp đặt ở những nơi ẩm ướt nhất như nhà tắm, khu vực nhà bếp, …

Tính thẩm mỹ

Luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế, sàn gỗ mô phỏng một cách chính xác họa tiết của vân gỗ với màu sắc chân thực. Thậm chí, một số sản phẩm còn mang mùi hương của gỗ tự nhiên nhờ vào lớp cốt gỗ bên trong.

Sàn gỗ công nghiệp có tính thẩm mỹ cao

Sàn gỗ công nghiệp với thiết kế tự nhiên, đa dạng đáp ứng được mọi yêu cầu thẩm mỹ

Nếu bạn không đặt ra những tiêu chuẩn quá khắt khe về tính thẩm mỹ, sàn nhựa sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Lớp décor của hầu hết các loại sàn nhựa hiện nay mang lại cảm giác vô cùng chân thực khi sử dụng.

Giá thành sản phẩm

Sàn nhựa rẻ hơn sàn gỗ sẽ không phải là một tranh cãi nếu bạn lựa chọn những sản phẩm uy tín. Ngược lại, nếu chọn nhầm những loại sàn không đảm bảo chất lượng, chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo trì sẽ cao gấp đôi so với việc bạn lựa chọn sàn công nghiệp. Vì vậy, hãy cân nhắc thận trọng ngay từ khâu lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp.

Mức độ an toàn

Sàn gỗ công nghiệp luôn thân thiện với người sử dụng hơn khi sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn lựa chọn sàn nhựa, bạn hãy cân nhắc chọn các sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh, chưa qua tái chế để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Thi công lắp đặt

Hầu hết các sản phẩm gỗ công nghiệp có cấu trúc hèm khóa thả nổi trên nền nhà. Vì vậy, việc thi công vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, không đòi hỏi người thi công phải có trình độ cao. Tương tự như sàn gỗ, các loại sàn nhựa cũng dễ dàng lắp đặt khi trang bị hệ thống hèm khóa âm dương. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn sàn nhựa dán keo, việc lắp đặt sẽ tốn nhiều thời gian và yêu cầu về mặt kỹ thuật cao hơn.

Ván sàn công nghiệp dễ thi công

Ván sàn công nghiệp giúp bạn thi công dễ dàng và nhanh chóng

Bí quyết lựa chọn sàn nhựa và sàn gỗ đúng chuẩn

Trước khi đưa ra quyết định, nếu bạn nắm được những điều kiện cần thiết sẽ giúp tiết kiệm chi phí và lựa chọn đúng chuẩn. Để có thể lựa chọn đúng dòng sàn phù hợp nhất cho gia đình, bạn cần quan tâm đến một số tiêu chí dưới đây.

Lựa chọn theo điều kiện kinh tế

Vật liệu ván sàn có mức giá vô cùng phong phú và đa dạng bởi có nguồn gốc vật liệu khác nhau, nhưng nhìn chung, ván sàn vẫn có mức giá cao hơn sàn nhựa. Nếu bạn có đủ điều kiện, hãy ưu tiên lựa chọn sàn gỗ vì chất lượng của loại vật liệu này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Lựa chọn theo sở thích cá nhân

Nếu bạn là một người theo chủ nghĩa cầu toàn, đòi hỏi sự chân thực hoặc chú trọng vào giá trị trải nghiệm, sàn gỗ sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho bạn. Ngược lại, nếu bạn không đặt ra yêu cầu cao cho điều kiện sống, không đòi hỏi sự hoàn hảo trong thiết kế nhà ở, sàn nhựa vẫn phù hợp với những tiêu chí mà bạn đưa ra.

Chọn vật liệu lát sàn

Chọn vật liệu lát sàn đảm bảo các tiêu chí mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho toàn bộ không gian

Lựa chọn theo phong cách nhà ở

Cả hai sản phẩm trên đều đáp ứng được mọi phong cách trong thiết kế nhà ở. Tuy nhiên, tuvansango vẫn sẽ đưa ra những gợp ý phù hợp nhất cho bạn trong việc lựa chọn loại sàn theo phong cách riêng của từng gia đình nhằm tôn lên giá trị cho căn nhà của bạn.

Sàn gỗ công nghiệp là lựa chọn hoàn hảo cho những căn nhà theo phong cách Châu Âu hiện đại, phong cách tối giản tinh gọn, hoặc phong cách cổ điển sang trọng. Những căn nhà được thiết kế theo xu hướng này đều quan tâm đến chất lượng hơn số lượng sản phẩm trong căn nhà. Mỗi sản phẩm nội thất có độ tinh xảo trong thiết kế và sự thoải mái trong trải nghiệm chính là giá trị cốt lõi khẳng định nét đặc trưng cho không gian sống của bạn.

Chọn ván sàn theo phong cách thiết kế

Phong cách nhất quán trong thiết kế là yếu tố quan trọng tạo nên sự hoài hòa cho căn nhà

Ngược lại, đối với những căn nhà dân dụng thông thường không có phong cách nhất định, sàn nhựa sẽ là sự lựa chọn hợp lý mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho gia đình bạn.

Lựa chọn theo nhu cầu sử dụng

Một yếu tố bạn nên boăn khoăn nên làm sàn nhựa hay sàn gỗ là nhu cầu sử dụng. Ở những nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước, sàn nhựa sẽ là sự lựa chọn tối ưu vì tính chống nước cao. Ở những vị trí kê quá nhiều vật dụng nội thất hoặc chịu cường độ đi lại cao, bạn nên ưu tiên lựa chọn sàn công nghiệp sẽ đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ khi sử dụng.

Kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng sản phẩm sàn gỗ và sàn nhựa giả gỗ

Để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sàn nhà của mình, bạn cần biết cách bảo quản, vệ sinh ván sàn. Dưới đây là một số kinh nghiệm đúng chuẩn, cùng tham khảo để đảm bảo chất lượng và giúp bề mặt sàn nhà mình luôn như mới.

Bảo quản, vệ sinh sàn gỗ và sàn nhựa đúng cách

Không kéo lê các vật dụng cứng, nặng như tủ, giường trên bề mặt sàn. Đặc biệt, sàn nhựa rất dễ bị bong tróc lớp UV ở bề mặt khi bị chịu lực tác động hoặc độ ma sát quá lớn. Không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thông thường để lau sàn. Nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho sàn gỗ có độ pH trung tính giúp làm sạch mà vẫn đảm bảo không làm tổn hại đến bề mặt sàn.

Bảo quản và vệ sinh đúng cách

Bảo quản, vệ sinh đúng cách giúp sàn nhà bạn luôn bền đẹp theo thời gian

Đồng thời, bạn nên kiểm tra hệ thống nước trong nhà thường xuyên, tránh trường hợp nước tràn ra sàn nhà trong thời gian quá lâu làm ảnh hướng đến cấu trúc sàn gỗ.

Chọn nhà cung cấp uy tín đảm bảo chất lượng sản phẩm

Muốn sản phẩm sử dụng được lâu dài, bền đẹp, ngoài việc thực hiện các lưu ý khi sử dụng trên, ngay từ khâu lựa chọn sản phẩm, bạn nên tìm đến những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan trên thị trường và có chất lượng kém gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn hoặc gọi ngay đến hotline: 0931 833 833 để được tư vấn lựa chọn nguồn hàng uy tín.

Lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ uy tín

Lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ uy tín sẽ giúp không gian nhà bạn đạt ở mức thẩm mỹ cao

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi nên làm sàn nhựa hay sàn gỗ công nghiệp. Tuvansango luôn tự hào là đơn vị cung cấp nguồn hàng uy tín, chất lượng với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Mọi thông tin cần giải đáp, liên hệ ngay đến số hotline 0931 833 833 để được tư vấn. Chúc bạn lựa chọn được dòng sàn phù hợp cho ngôi nhà của mình!



source https://tuvansango.com/nen-chon-san-go-cong-nghiep-hay-san-nhua