Thông thường, các đơn vị, nhà bán vật liệu sàn ván gỗ uy tín thường sẽ có chính sách bảo hành sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và bảo hành kỹ thuật. Vì sao lại có chế độ bảo hành lỗi kỹ thuật từ 6 đến 12 tháng? Bởi vì các chuyên gia nhận định rằng, chất lượng công trình có bền, đảm bảo tuổi thọ lâu dài hay không còn phụ thuộc rất lớn vào cách thi công ván sàn. Do đó, để công trình tránh được các lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ và cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật thông tin chính xác về vấn đề này nhé!
Trước khi lắp đặt sàn gỗ cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Dù lắp đặt ván sàn hay gạch men cũng đều có quy trình riêng và những nguyên tắc nhất định cần phải tuân thủ để đảm bảo tuổi thọ cao nhất cho công trình. Do đó, khi lắp sàn gỗ bạn phải nhớ 7 nguyên tắc sau để có bề mặt sàn đẹp, sử dụng tốt, không phát sinh trục trặc sau này.
- Vệ sinh nền nhà
- Lắp đặt theo tiêu chuẩn
- Lắp song song với chiều ánh sáng
- Để khoảng cách hở phù hợp giữa tường với sàn
- Không dùng búa đóng vào sàn
- Không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt
- Không sử dụng sàn ngay sau khi lắp đặt
15 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ và cách khắc phục
Để có thể lựa chọn được sàn ván gỗ chuẩn chất lượng và đơn vị thi công chuyên nghiệp, đòi hỏi người mua phải có những chuyên môn và sự hiểu biết nhất định về dòng vật liệu này. Bởi khi lắp đặt sàn rất dễ gặp những rủi ro không đáng có. Để hiểu rõ về các rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi thi công ván sàn, TVSG liệt kê 16 lỗi thường gặp và cách khắc phục hiệu quả, người dùng cần nên lưu ý:
Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai khu vực được khuyến cáo
Một sai lầm hay mắc phải trước khi tiến hành thi công đó là không xác định, kiểm tra khu vực cần ốp trước khi chọn dòng sàn sao cho phù hợp và tương thích. Mặc dù sàn công nghiệp được biểu trưng là dòng vật liệu an toàn, cao cấp, cho giá trị cao, cốt gỗ HDF ổn định nên có khả năng chống nước tốt nhưng chỉ phù hợp lắp đặt ở những nơi khô ráo, không thường xuyên tiếp xúc với nước.
Cách khắc phục: Đối với những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm, khu vực ban công, lối ra vào sân vườn thì nên dùng vật liệu gạch ốp, hoặc gỗ nhựa thay cho ván công nghiệp. Nếu dùng ván sàn sử dụng cho các khu vực này sẽ rất rủi ro, dễ gây hư hỏng, gây tốn kém vì phải thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng do hư hỏng bởi độ ẩm và nước.
Chọn dòng sàn không chống nước cho khu vực thường xuyên ẩm ướt
Đối với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao như nhà tắm, khu bếp, bồn rửa, khu để máy giặt, … thì sàn gỗ chống nước cao cấp loại nhập khẩu mới cho khả năng chịu độ ẩm và ngăn nước thấm vào cốt gỗ.
Cách khắc phục: Gia chủ nên lựa chọn thương hiệu sàn có khả năng chống thấm nước nhập khẩu từ các nước châu Âu như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Hàn Quốc hoặc người dùng vẫn có thể chọn sàn sản xuất tại Việt Nam uy tín như Lamton AquaGuard cũng được các chuyên gia đánh giá cao.
Không có phương án chống ẩm cho sàn hiệu quả
Trong quá trình lựa chọn vật tư để hoàn thiện ngôi nhà, chúng ta thường quên đi những vấn đề tiểu tiết mà không để ý rằng chúng giữ vai trò rất quan trọng. Ốp sàn ván gỗ mà không có phương án chống ẩm hiệu quả có thể là nguyên nhân dẫn đến nền nhà dễ bị hư hỏng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Các tấm ván khi liên kết với nhau sẽ tạo ra khe rãnh ở hèm. Ở những vị trí như chổ đặt bể cá, chậu cây, …là những nơi dễ rò rỉ nước và thấm xuống nền ván sàn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nền sàn dễ bị xâm nhập bởi nước và gây hư hỏng cốt gỗ.
Cách khắc phục: Trong quá trình lắp đặt, cần dùng keo silicon chuyên dụng Alpen để lấp đi các khe hở, chọn dòng sàn có hệ thống hèm khóa cao cấp và dùng các miếng lót cao su, … đặt phía dưới chậu cây, bể cá để bảo vệ nền sàn tránh bị hư hại bởi nước.
Không để ván sàn thích nghi với môi trường trước khi lắp đặt
Trước khi tiến hành lắp đặt, cần chuyển ván sàn đến khu vực chuẩn bị ốp để chúng có thời gian thích nghi với nhiệt độ môi trường và độ ẩm trong khoảng thời gian từ 48 – 72 giờ. Đây là điều kiện bắt buộc của nhà sản xuất để đảm bảo các tấm ván không bị kích, cong vênh, co ngót sau khi lắp. Đặc biệt là đối với sàn tự nhiên.
Cách khắc phục: Cần tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Cần dừng lại và tháo các tấm ván đã lắp dỡ lên, đặt chúng tại ngay khu vực lắp trong 48 – 72 giờ để chúng giãn nở, thích nghi với nhiệt độ khu vực rồi tiến hành tiếp tục lắp.
Không xử lý nền nhà bằng phẳng, đủ điều kiện trước khi ốp
Hậu quả của việc ốp sàn trên nền bê tông hay nền gạch không được xử lý bằng phẳng là rất nghiêm trọng. Sau khi ốp, các tấm ván có thể bị gãy, kích nhau gây cong vênh, giảm khả năng chịu lực và tạo ra tiếng kêu khi đi lại rất khó chịu. Thậm chí các rãnh hèm không liên kết được do không đủ độ phẳng.
Cách khắc phục: Nên xử lý nền sàn thật sạch sẽ, loại bỏ rác hay ốc vít còn nằm trên nền. Nếu bề mặt gồ ghề, cần dùng xi măng hay phương pháp hợp lý để tráng cho thật phẳng rồi mới tiến hành lắp. Nền sàn càng phẳng, càng sạch thì càng dễ lắp đặt và cho độ bền càng cao.
Không sử dụng xốp lót chuyên dụng dành cho sàn gỗ
Ván sàn công nghiệp có độ dày cố định, khá mỏng chỉ từ 8 – 12mm. Do đó, chúng không có khả năng chịu lực tốt nếu nền nhà không được đảm bảo. Vì thế rất cần đến sản phẩm hỗ trợ đó là lớp lót chuyên dụng SilHero để trải phía dưới trước khi ốp. Chúng có công dụng tạo độ phẳng, cân bằng cho nền sàn, giúp chống ẩm, chống nước thấm từ dưới nền lên hoặc từ trên xuống.
Cách khắc phục: Nền bê tông cần chọn loại lớp lót có chức năng ngăn ẩm hoặc một lớp kháng ẩm tách biệt để đảm bảo sàn gỗ được bảo vệ khỏi sự hư tổn bởi nước. Nếu là nền gạch men cũ thì phần các loại lớp lót đều có thể sử dụng được. Các chuyên gia trong ngành khuyến cáo nên dùng loại xốp chuyên dụng SilHero để đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu thay cho lớp lót PE thông thường.
Không chừa khoảng trống các cạnh đúng quy định
Các thanh gỗ sẽ có sự co giãn vì nhiệt độ từ môi trường. Đối với các dòng sàn cao cấp thì tình trạng này hạn chế hơn tuy nhiên không hoàn toàn tránh được 100%. Do đó khi lắp đặt, bạn cần chừa một khoảng trống theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các tấm ván có không gian co giãn khi nhiệt độ thay đổi.
Cách khắc phục: Đặt tấm ván đầu tiên đối diện với tường và để cạnh dài cách tường 15-20cm, cạnh ngắn cách tường 15mm. Cắt thanh ván thứ 2 dài tối thiểu 30cm, đẩy nhẹ cho hèm khóa khớp với tấm ván thứ nhất. Lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa các thanh ngắn được kết nối với nhau là 30cm trong suốt quá trình lắp đặt.
Không có biện pháp bảo vệ sàn gỗ ở những khu vực có độ ẩm cao
Sàn công nghiệp có thể dùng để lắp đặt ở nhiều khu vực khác nhau từ nhà ở, nhà phố, chung cư đến các công trình thương mại. Tuy nhiên, đối với những khu vực có độ ẩm cao, nguy cơ tiếp xúc với nước liên tục thì chắc chắn rằng nền sàn rất dễ bị hư hỏng chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng.
Cách khắc phục: Trong quá trình lắp đặt, gia chủ nên lưu ý với đội thợ những vị trí có khả năng tiếp xúc với nước. Dùng keo silicon Alpen chuyên dụng để bơm ở các mối nối ngăn nước len lỏi vào cốt gỗ qua các khe rãnh và đặt các tấm thảm để hạn chế tình trạng này.
Cố định sàn gỗ vào sàn nhà
Theo quán tính, rất nhiều thợ thi công hay cố định các thanh ván cuối với sàn nhà. Điều này hoàn toàn sai kỹ thuật vì sẽ hạn chế sự co giãn của gỗ dẫn tới tình trạng sàn bị cong vênh.
Cách khắc phục: Nên chọn phương án lắp đặt thả nổi, thả tự do trên nền gạch hoặc bê tông để các tấm ván có thể giãn nở khi gặp nhiệt độ thay đổi, tránh để sàn rơi vào tình trạng bị kích.
Lắp đặt sàn gỗ dưới tủ bếp
Đối với khu vực tủ bếp hay bên dưới tủ, không nên chọn vật liệu sàn gỗ để ốp. Vì khu vực này có độ ẩm cao, khả năng tiếp xúc với nước lớn. Khi nước bị rò rỉ, các tấm ván sẽ bị phồng lên gây hư hỏng, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tủ bếp cũng bị hư hỏng theo.
Cách khắc phục: Chỉ nên lắp trang trí ở các mép ngoài của tủ. Sau đó dùng nẹp kết thúc hoặc nẹp nhôm để cố định, che đi khoảng hở và tạo điểm kết thúc. Vừa an toàn vừa tạo độ thẩm mỹ cho khu vực dưới tủ bếp.
Không kiểm tra các tấm ván bị lỗi trước khi lắp
Trong quá trình vận chuyển hay do hộp hàng có một vài tấm ván bị lỗi như bị trầy xước bề mặt, gãy hèm, vỡ góc, bị móp, … Nếu thợ thi công không để ý và không kiểm tra kỹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình. Một tấm ván bị hư sẽ kéo theo những tấm ván khác cũng không được liên kết cố định với nhau. Khi lắp hoàn thiện sẽ rất mất thời gian để tháo dỡ và loại bỏ tấm bị hỏng, khó khắc phục.
Cách khắc phục: Phải kiểm tra kỹ các tấm ván trước khi lắp. Loại bỏ ngay các thanh gỗ bị hư hỏng và thay bằng tấm khác tương tự. Trong trường hợp đã lắp rồi thì nên đục bỏ thanh đó và tháo bỏ hèm dương để lắp lại thanh mới ngay vị trí đấy.
Chọn sai đội thợ thi công không chuyên nghiệp
Đây là yếu tố chủ quan từ gia chủ. Đội thợ thi công rất quan trọng, quyết định đến chất lượng công trình sau khi hoàn thiện. Nếu chọn sai đội thợ không cứng tay nghề, không những ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mất thời gian mà còn gây sự hao hụt về vật tư nhiều hơn bình thường.
Cách khắc phục: Nên tham khảo kỹ từ nhiều nguồn thông tin trước khi quyết định chọn. Gia chủ nên chọn đơn vị nào cung cấp giải pháp trọn gói từ vật tự, phụ kiện đến đội ngũ thợ sẽ giảm được chi phí, an tâm hơn trong việc bảo hành và sửa chữa sau này.
Không tuân thủ hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất
Thực tế, cách lắp đặt sàn gỗ công nghiệp không quá khó, chỉ cần bạn có kiến thức và tham khảo thêm hướng dẫn lắp đặt là có thể tự mình thi công được. Tuy nhiên, sẽ có những chi tiết nhỏ nếu gia chủ hay người lắp chủ quan, không tuân thủ quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ rất dễ dẫn đến khu vực ốp bị lỗi như không biết cách xử lý khe hở, các đường gỡ, mối nối, gây tốn kém chi phí phát sinh và dễ bị hư hỏng trong suốt quá trình sử dụng.
Cách khắc phục: Nên tham khảo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất thật kỹ. Tốt nhất gia chủ nên thuê đội thợ thi công lành nghề, quan sát đội thợ trong suốt quá trình lắp đặt để tránh bị sai sót.
Phát ra tiếng kêu sau khi hoàn thiện lắp đặt
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất rất nhiều gia đình gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này có thể là do chất lượng, kết cấu ván sàn không đảm bảo chất lượng. Hệ thống hèm khóa không phủ lớp sáp nến hoặc lớp sáp quá mỏng. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sàn phát ra tiếng kêu sau khi hoàn thiện.
Cách khắc phục: Dùng vam đặt tại mặt cắt của thanh gỗ rồi dùng búa cao su chuyên dụng đóng đều cho các mạch gỗ cho khít vào nhau. Dùng bột phấn rôm lấp đầy khe hở của miếng gỗ bị sự cố. Nên dùng khăn ẩm lau sạch phần phấn còn dính lại trên sàn, không nên sử dụng máy hút bụi.
Hèm khóa bị hở, trôi, trượt và kêu hàng loạt sau khi lắp xong
Ở một số trường hợp, sau khi đã hoàn thiện lắp đặt và công trình đã được đưa vào sử dụng, người dùng sẽ phát hiện nền sàn có những khe hở giữa các tấm ván, độ rộng từ 3 – 5mm ở đầu mỗi thanh. Nguyên nhân là do thợ thi công chưa đóng hết hèm khóa giữa 2 tấm gỗ liền nhau hoặc nhiệt độ trong phòng bị giảm đột ngột khiến sàn bị co lại.
Cách khắc phục: Tháo sàn ra và lắp lại. Nếu vẫn không khắc phục được gia chủ nên liên hệ ngay với đơn vị cung cấp ván sàn và đội ngũ thi công đến kiểm tra và sửa chữa cho đúng kỹ thuật.
Trên đây là 15 lỗi thường gặp khi lắp đặt và cách khắc phục sàn gỗ hiệu quả được các chuyên gia trong ngành tổng hợp. Với những thông tin bổ ích trên TVSG hy vọng sẽ giúp cho gia chủ, người dùng biết cách xử lý nếu gặp phải và sử dụng ván sàn cách hiệu quả hơn, để tiết kiệm phần nào chi phí sửa chữa, hao hụt vật tư. Đồng thời, giúp tăng tuổi thọ cho nhà ở, công trình của mình ở mức cao nhất. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích, khách hàng có thể truy cập vào website tuvansango.com.
source https://tuvansango.com/loi-thuong-gap-khi-lap-dat-san-go