Hiện nay, trên thị trường vật liệu xây dựng xét về lĩnh vực gỗ có khá nhiều loại gỗ công nghiệp được sử dụng trong ngành nội thất. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có ưu điểm và tính năng khác nhau, không thể lựa chọn theo sở thích vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Thực tế, trên 60% khách hàng Việt Nam còn rất mơ hồ về vấn đề này, chưa thể phân biệt được. Vậy nên sử dụng loại gỗ nào và bề mặt nào? Tư Vấn Sàn Gỗ sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp gồm có 2 phần là phần cốt gỗ và phần bề mặt phủ. Phần cốt gỗ sẽ chia ra thành 4 loại phổ biến là ván gỗ MFC, MDF, HDF và Plywood. Phần bề mặt thì có 4 kiểu bề mặt thông dụng như Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic. Mỗi loại cốt gỗ và bề mặt đều có những ưu điểm, hạn chế cũng như tính ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực vật liệu gỗ nội thất thì người dùng chỉ nên quan tâm về những loại vừa đề cập. Đây là những loại đã được các chuyên gia trong ngành nhận định và đánh giá cao trong thiết kế và thi công nội thất đa chức năng.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Gỗ công nghiệp khá đang dạng và phong phú về chủng loại. Do đó, các chuyên gia trong ngành đã đưa ra 4 loại để khách hàng và những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực gỗ nắm rõ và biết cách phân biệt sao cho đúng để dễ dàng hơn trong việc tư vấn và ứng dụng.
Ván gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard)
Đây là dòng ván chống thấm nước kém nhất trong các loại cốt gỗ hiện nay. Lõi ván được lấy từ các loại cây có tuổi thọ ngắn ngày như bạch đàn, cao su, cây keo, … nén ép lại và sau đó được phủ lớp Melamine trên bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công. Hạn chế lớn nhất của dòng ván này là cốt gỗ không mịn vì có nhiều dăm gỗ, có nhiều lổ rỗng li ti, chống ẩm kém. Dòng ván này chỉ phù hợp làm đồ nội thất gia đình, lớp học hoặc tủ bàn văn phòng.
Ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)
Đây là cốt gỗ có mật độ sợi gỗ trung bình, các sợi gỗ được liên kết với nhau bằng chất kết dính kết hợp với một số chất phụ gia ép lại. MDF có tỷ trọng cốt gỗ cao hơn MFC. Bề mặt có phần mịn, ít lổ rỗng và có độ liên kết, chống thấm tốt hơn. Quy trình sản xuất ván MDF có hai loại là quy trình khô và quy trình ướt nhằm tạo ra lõi MDF có chất lượng khác nhau. MDF thường, mật độ sợi gỗ ở mức trung bình đa phần ứng dụng trong các đồ dụng nội thất như bàn ghế, các loại tủ, giường, … Còn MDF cao cấp lõi xanh thường được sử dụng ở những nơi có khả năng chịu độ ẩm và dễ tiếp xúc với nước như khu vực tủ bếp, vách ngăn tolet, … Loại này cho khả năng chống cháy tốt nên thường được ưu tiên sử dụng cho những vật dụng của các công trình công cộng nhiều hơn như văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện, …
Ván gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Đây là cốt gỗ có mật gộ sợi gỗ cao nhất trong các loại, được cấu tạo từ hơn 85% là gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất kết dính, chất bảo vệ gỗ và phụ gia lành tính. Cốt gỗ HDF có bề mặt mịn, nhẵn, không sần sùi, rất ít hoặc gần như là không có những lổ rỗng li ti trên bề mặt cốt gỗ. HDF có độ nén tỷ trọng Density khá cao từ 850 – 950kg/m3 đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và khả năng chịu lực cực kỳ tốt. Dòng ván này có độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn. Thường sử dụng chủ yếu để làm sàn gỗ hoặc những đồ nội thất cao cấp, yêu cầu độ bền cao. Đây là dòng ván gỗ có mức giá cao hơn hẳn so với MDF và MFC.
Ván gỗ ép Plywood
Đây là loại ván được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo chiều thớ vân cũa mỗi lớp. Để đánh giá chất lượng của dòng ván ép này còn tùy thuộc vào nguyên liệu gỗ sử dụng và công nghệ sản xuất. Đối với dòng Plywood đảm bảo chất lượng sẽ có tính dẻo dai, chống thấm khá ổn, không cong vênh. Đối với những loại nhập khẩu còn cho khả năng chống nước tốt hơn nhiều lần so với MDF và MFC. Tuy nhiên, Plywood không thể so sánh chất lượng với HDF được. HDF tốt và cứng chắc hơn, cũng như 2 loại sẽ có công dụng khác nhau. Plywood thường dùng cho các hạng mục nội thất như bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo, giường, vách ngăn, … Nhìn chung, loại này tuy có sự dẻo dai, chịu lực nhất định nhưng cũng chỉ khuyên dùng ở những khu vực có độ ổn định cao về độ ẩm và tần suất chịu lực.
Loại gỗ công nghiệp nào nên dùng cho nội thất nhà ở?
Để có thể trả lời cho câu hỏi này cách chính xác thì người dùng nên xét đến mục đích sử dụng. Ở mỗi loại sẽ có tính năng và ứng dụng khác nhau. Để xét về chất lượng cách khách quan, thì HDF sở hữu chất lượng và độ bền cao nhất, sau đó mới đến Plywood, MDF rồi cuối cùng là MFC. Nếu khách hàng cần chọn vật liệu để ốp lát nền nhà, công trình thì nên chọn dòng sàn gỗ có cốt gỗ HDF với độ nén tỷ trọng Density từ 850kg/m3 trở lên. Còn nếu giá chủ muốn chọn loại ván để làm đồ nội thất thì vẫn khuyên tốt nhất là chọn MDF hoặc Plywood. Vì MFC mật độ sợi gỗ khá thấp rất dễ gây hư hỏng nếu tiếp xúc với độ ẩm và nước thường xuyên.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp thông dụng
Bề mặt không chỉ giữ vai trò tạo độ thẩm mỹ cho cốt gỗ mà còn có chức năng bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng. Để gỗ công nghiệp có được vẻ đẹp và độ bền nhất định, các nhà sản xuất sẽ phủ lên cốt gỗ một loại bề mặt phù hợp hoặc một lớp sơn. Hiện nay, có 4 loại bề mặt được ưa chuộng và sử dụng phổ biến đó là:
Bề mặt Melamine
Có độ dày rất mỏng chỉ từ 0.4 – 1 rem được phủ lên cốt gỗ MDF hoặc MFC. Sau khi hoàn thiện, cốt gỗ đã phủ lớp bề mặt Melamine sẽ có độ dày trung bình từ 18 – 25mm. Kích thước phổ thông của loại bề mặt này là 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm. Điểm nổi bật ở loại bề mặt Melamine là đa dạng màu sắc từ sáng, trung tính đến tối. Người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mình. Melamine còn có khả năng chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh. Tuy nhiên, khả năng chống nước rất kém nên chỉ thường được ứng dụng trong các đồ dụng nội thất đặt ở những vị trí khô ráo.
Bề mặt Laminate
Đây là loại bề mặt tổng hợp, có độ dày cao hơn rất nhiều so với Melamine. Độ dày trung bình của loại bề mặt này trung bình từ 0.5 – 1mm tùy vào từng loại. Do đó, các chuyên gia trong ngành mách bạn một mẹo để phân biệt 2 loại bề mặt Melamine và Laminate là thông qua độ dày, chính xác gần như 100%. Tuy nhiên, ở một số dòng phổ thông, bề mặt loại Laminate vẫn chỉ có độ dày khá mỏng là 0.7 – 0.8mm. Đây là loại bề mặt thường được dùng để phủ lên cốt gỗ HDF, MDF hoặc ván dán Okal. Điểm đặc biệt ở kiểu bề mặt này là có khả năng uốn cong rất tốt, nên thường được áp dụng theo công nghệ postforming để làm các loại mặt bàn, mặt ghế, hộc, tủ có nhiều đường gập cong. Laminate được sử dụng phủ lên bề mặt sàn gỗ, ốp tường, làm tủ bếp và các đồ trong gia đình. Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội và bền hơn MFC vì có độ dày cao hơn, hệ màu của Laminate cũng đa dạng hơn so với bề mặt Melamine của cốt gỗ MFC.
Bề mặt phủ Veneer
Đây là kiểu bề mặt được làm từ veneer lạng, có độ dày khoảng 0.5mm. Loại bề mặt này thường được dùng để phủ lên cốt gỗ MDF, ván dăm, ván dán hoặc Finger. Sau khi hoàn thành tạo lớp phủ lên bề mặt ván gỗ, nhà sản xuất sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật dụng nội thất như tủ, giường, bàn, tấm ốp tường, vách ngăn, … Ưu điểm của loại bề mặt này là dễ thi công, chi phí thấp hơn so với các loại khác và có thể tạo ra những đường cong theo thiết kế của nhà sản xuất. Khi lựa chọn dòng ván bề mặt Veneer cần lưu ý chọn loại có cốt gỗ dán phủ. Vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ hạn chế trương nở hơn cốt bằng MDF hay Okal.
Bề mặt phủ Acrylic
Có tên tiếng anh là Hi Gloss Acrylic. Đây là loại bề mặt được cấu thành từ nhóm nguyên liệu làm từ nhựa dẻo có gốc axit acrylic hoặc axit metacrylic. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là Mica hay gỗ bóng gương, có đặc điểm dễ nhận biết là bề mặt khá bóng, sáng và nhẵn. Màu sắc của loại bề mặt Acrylic rất phong phú, đa dạng với hơn 36 mã màu từ màu trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng. Đặc biệt chiều dài có thể lên tới 2.8m ở một số loại, rất phù hợp cho sản phẩm nội thất nào có khổ lớn. Do được sản xuất dưới dạng đùn nhựa ra thành tấm nên Acrylic có tính dẻo dai, ổn định về màu sắc, không bay màu. Acrylic còn được giới kiến trúc đặc biệt ưa chuộng bởi nó dễ gia công, bền và nhẹ. Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao và có thể chống tia cực tím.
Nên chọn loại bề mặt gỗ công nghiệp nào tốt nhất?
Câu trả lời là còn tùy thuộc vào nhu cầu và tính ứng dụng của người sử dụng. Nếu người dùng cần tìm đến loại vật liệu sàn gỗ để ốp lát thì nên lựa chọn bề mặt Laminate. Còn nếu gia chủ muốn chọn loại bề mặt ván chuyên sản xuất đồ nội thất trong nhà thì nên chọn loại Veneer. Hoặc khách hàng thích loại bề mặt sáng bóng, bắt mắt thì có thể tham khảo loại bề mặt phủ Acrylic. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu của từng hạng mục công trình mà việc lựa chọn sẽ khác nhau. Chọn đúng sẽ giúp khách hàng giảm được phần nào chi phí và an tâm về tuổi thọ cũng như độ bền sản phẩm.
Sàn gỗ công nghiệp chuẩn chất lượng thường dùng loại ván và bề mặt nào?
Đây là vấn đề được rất nhiều gia chủ, người dùng quan tâm khi tham khảo về vật liệu sàn gỗ cho nhà ở, công trình của mình. Vì nó liên quan đến nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm, rất khó phân biệt đâu là dòng sản đạt chuẩn chất lượng nếu khách hàng không am hiểu lĩnh vực về gỗ. Do đó, TVSG sẽ cho bạn câu trả lời chính xác đó là nên chọn loại ván sàn làm từ cốt gỗ HDF phủ bề mặt Laminate loại cao cấp hoặc được nhập khẩu. Tuyệt đối không nên chọn các loại sàn phủ bề mặt khác như Melamine hoặc Acrylic, … Bởi những kiểu bề mặt này không phù hợp và cũng không được các chuyên gia trong ngành khuyên chọn. Mỗi loại bề mặt sẽ có chức năng và công dụng khác nhau. Do đó, gia chủ và người dùng nên lưu ý vấn đề này trước khi lựa chọn và đưa ra quyết định.
Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại gỗ công nghiệp thường dùng được tham khảo từ các chuyên gia trong ngành với độ chính xác cao. Hy vọng sẽ phần nào giúp người dùng cập nhật thêm kiến thức về lĩnh vực gỗ. Qua đó, khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn vật liệu cho công trình, nhà ở của mình. Để biết thêm thông tin hữu ích về vật liệu ván gỗ lát sàn, người dùng có thể truy cập vào website tuvansango.com hoặc liên hệ đến số hotline 0931.833.833 để được giải đáp cách chi tiết. Xin cảm ơn!
source https://tuvansango.com/cac-loai-go-cong-nghiep